Trong xu thế nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia vào khối liên kết thương mại đa phương ở cấp độ khu vực, châu lục và cả toàn cầu, đồng thời cũng tham gia thực hiện nhiều cam kết thương mại song phương theo đó việc các nước dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng rào bảo hộ, dành cho nhau nhiều ưu đãi trong quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phổ biến. Tuy nhiên để thực hiện được những quyền ưu đãi như vậy cần phải xác định được chính xác xuất xứ hàng hóa.
Trong xu thế nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia vào khối liên kết thương mại đa phương ở cấp độ khu vực, châu lục và cả toàn cầu, đồng thời cũng tham gia thực hiện nhiều cam kết thương mại song phương theo đó việc các nước dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng rào bảo hộ, dành cho nhau nhiều ưu đãi trong quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phổ biến. Tuy nhiên để thực hiện được những quyền ưu đãi như vậy cần phải xác định được chính xác xuất xứ hàng hóa.
Mục đích, vai trò của các quy tắc xuất xứ được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:
Thứ nhất, Quy tắc xuất xứ được sử dụng để xác định quốc tịch của một hàng hóa, một sản phẩm. Khi hàng hóa đó được xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì cơ quan Hải quan và doanh nghiệp phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, Quy tắc xuất xứ được xem là cần thiết để quản lý các công cụ chính sách thương mại khác nhau, như áp dụng các mức thuế suất thuế nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, các quy định về chống phá giá, thuế đối kháng và tự vệ hay phục vụ cho mục đích thu thập thống kê thương mại. Các quy định trên liên quan tới việc phân biệt hàng hóa trong nước và nước ngoài hoặc phân biệt hàng hóa giữa các nước hoặc khối nước. Nói tóm lại là các quy tắc xuất xứ có thể mang những ý nghĩa kinh tế mạnh mẽ, không nhất thiết từ bản thân các quy tắc mà là khi chúng được sử dụng để củng cố các công cụ chính sách thương mại khác. Cụ thể:
– Toàn cầu hóa sản xuất cùng với việc gia tăng cạnh tranh giữa các nước nhằm thu hút đầu tư quốc tế dẫn tới những mối lo ngại về quy tắc xuất xứ. Việc xuất khẩu các sản phẩm bị áp dụng các quy định chống bán phá giá vào một nước thứ ba nhằm tránh bị ảnh hưởng hoặc bằng cách nhập khẩu các bộ phận, phụ tùng vào một nước và tại đó chúng lại được lắp ráp thành một thành phẩm đều dẫn tới việc phụ thuộc nhiều hơn vào quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu. Kết quả là làm tăng thêm mức độ phức tạp của các quy tắc xuất xứ, làm cho quy tắc xuất xứ bị coi như một rào cản thương mại. Việc duy trì một quy tắc xuất xứ cứng nhắc và phức tạp sẽ làm các nước hoặc khối nước trong khu vực có thể buộc các nhà cung cấp nước ngoài chuyển dịch sản xuất để đảm bảo tiếp cận các thị trường mục tiêu.
– Đối với các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quy tắc xuất xứ ưu đãi được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại cùng tham gia trong một hình thức nhất định của các hiệp định thương mại khu vực và đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do. Do đó, vai trò của quy tắc xuất xứ trong các FTA được đánh giá chủ yếu là nhằm giới hạn đối xử ưu đãi chỉ dành cho hàng hóa của các nước thành viên. FTA ưu đãi có một chức năng quan trọng, nó duy trì các rào cản thương mại đối với các nước không phải là thành viên có thể dẫn tới lệch hướng thương mại. Việc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên vào một nước thành viên có mức thuế quan thấp của một FTA để tránh mức thuế quan cao của các thành viên khác. Chống lại sự lệch hướng thương mại đòi hỏi phải kiểm tra nguồn gốc xuất xứ và nước nhập khẩu cuối cùng.
– Do việc xác định các quy tắc xuất xứ ưu đãi mang tính hạn chế, các nhà xuất khẩu thành viên của các nước FTA có thể phải nhập khẩu các sản phẩm thô và bán thành phẩm với giá thành đắt hơn so với nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên để thỏa mãn các quy tắc xuất xứ của hiệp định. Do đó, quy tắc xuất xứ ưu đãi tạo cơ hội phát sinh các rào cản thương mại đối với các nước bên ngoài trong khi thuế suất không thay đổi và từ đó dẫn tới chuyển hướng thương mại.
Ví dụ: sản phẩm may mặc 100% Bắc Mỹ có đủ điều kiện để chuyển dịch miễn thuế trong các nước thành viên NAFTA (Newzealand- Australia Free Trade Agreement). Điều này hạn chế việc sử dụng sơ dệt, sợi và vải không có nguồn gốc xuất xứ của NAFTA. Các quy tắc xuất xứ dù được xác định như thế nào trong một FTA cũng đều dẫn tới bóp méo sản xuất vì một FTA tạo ra động cơ để xác định các sản phẩm đầu ra là sản phẩm của nước thành viên, dẫn tới sự chuyển hướng về thương mại đầu tư. Các ngành công nghiệp trong các nước thành viên của một FTA được bảo hộ có thể đem lại cho các công ty một lợi ích to lớn để duy trì bảo hộ và do đó giảm khả năng FTA tham gia tự do hóa với bên ngoài.
– Các quy tắc xuất xứ ưu đãi mang tính hạn chế, bắt buộc các công ty đặt nhà máy sản xuất trung gian trong các nước thành viên nhất định để thỏa mãn quy tắc xuất xứ cho dù những thành viên này có thể không phải là địa điểm tốt nhất xét từ góc độ kinh tế. Quy tắc xuất xứ ưu đãi mang tính hạn chế như yêu cầu hàm lượng nội địa bắt buộc các nhà sản xuất sử dụng một hàm lượng nội địa nhất định để sản phẩm được coi là thỏa mãn yêu cầu về hàm lượng nội địa hoặc đáp ứng các định nghĩa về quy tắc xuất xứ.
– Xét về khía cạnh kinh tế, việc hạn chế tới mức tối thiểu tự do hóa thương mại sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh, do vậy các biện pháp hạn chế thương mại chỉ được sử dụng để phục vụ mục đích chính sách chiến lược. Quy tắc xuất xứ có thể được xây dựng để giúp các ngành công nghiệp đạt được lợi thế kinh tế, đó là quy tắc xuất xứ phải được xây dựng để bảo đảm là các biện pháp chính sách thương mại phải có hiệu quả thực tế.
Ví dụ: ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do đối với doanh nghiệp trong khu vực.
– Việc trợ giá đối với một số mặt hàng xuất khẩu làm bóp méo thương mại, làm cản trở lợi thế so sánh trong sản xuất và phân phối trên thị trường. Do vậy, quy tắc xuất xứ cần có các quy định cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh thương mại quốc tế.
– Quy tắc xuất xứ hiện hành chủ yếu dựa trên các tiêu chí chuyển đổi cơ bản, đặc biệt là chuyển đổi mã số thuế. Quy tắc xuất xứ về mặt khái niệm có thể được xem là thiên về công đoạn sản xuất cuối cùng tạo nên sản phẩm có đặc trưng cơ bản khác với nguyên vật liệu ban đầu được sử dụng.
– Việc sử dụng một cách rộng rãi tiêu chí chuyển đổi cơ bản để thỏa mãn yêu cầu xuất xứ có thể dẫn tới việc nội địa hóa công đoạn cuối cùng trong toàn bộ quá trình sản xuất hơn là cân nhắc về lợi thế cạnh tranh. Đối với các nước đang phát triển, việc nhận thức được tác động của quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể dựa trên tiêu chí kỹ thuật riêng đối với ngành công nghiệp trong nước là vô cùng quan trọng.
Tóm lại, mục đích, vai trò của quy tắc xuất xứ hàng hóa được thể hiện trên nhiều phương diện và góc độ khác nhau, như: Xác định quốc tịch của hàng hóa, bảo đảm hàng hóa có đáp ứng tiêu chuẩn theo các thỏa thuận ưu đãi khu vực hay không; Bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa; Bảo đảm nguồn thu đối với hàng nhập khẩu; Bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, người tiêu dùng, tăng cường tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật và là công cụ xúc tiến xuất khẩu tới các thị trường tiềm năng.
Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định. Tổ chức cấp C/O chỉ được cấp một loại mẫu giấy cho mỗi lô hàng xuất khẩu. Mỗi bộ C/O gồm một bản chính và các bản sao.
Riêng với sản phẩm cà phê xuất khẩu, ngoài việc cấp C/O form ( hoặc form X. Tổ chức cấp C/O có thể cấp thêm form A hoặc form B nếu nhà xuất khẩu yêu cầu. C/O được cấp dưới 2 hình thức sau: 04 39
+ Cấp C/O bằng giấy: là hình thức cấp C/O giấy trực tiếp cho doanh nghiệp tại Tổ chức cấp C/O.
+ Cấp C/O điện tử: là hình cấp C/O thông qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công thương (gọi tắt là eCOSys), được Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) phê duyệt triển khai tại Quyết định số 0519/QĐ-BTM ngày 21/03/2006 và các hình thức cấp C/O điện tử khác được Bộ Công thương đồng ý cho triển khai thực hiện.
Khi có yêu cầu cấp C/O, người đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và có trách nhiệm:
(1). Lập và nộp đăng ký hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O.
(2). Lập và nộp Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ cho Tổ chức cấp C/O.
(3). Chứng minh hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O và Tổ chức giám định trong việc xác minh xuất xứ hàng hóa.
(4). Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung khai trong Hồ sơ thương nhân và Bộ hồ sơ xin cấp C/O cũng như xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, kể cả trong trường hợp được Người xuất khẩu uỷ quyền.
(5). Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ điện tử trong trường hợp doanh nghiệp xin cấp C/O điện tử.
(6). Báo cáo kịp thời cho tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những lô hàng bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có).
(7). Hợp tác và tạo điều kiện cho tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu.
(8). Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hóa đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công thương, tổ chức cấp C/O, cơ quan hải quan trong nước và cơ quan hải quan nước nhập khẩu.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng cố định và trước đó đã nộp bộ hồ sơ chi tiết cấp C/O lần đầu, hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ.
b) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.
d) Bản sao hóa đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;
e) Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); hoặc bản kể khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể).
+ Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu, ngoài các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân:
a) Quy trình sản xuất ra hàng hóa;
b) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất);
c) Hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tặng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất);
d) Xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa (trong trường hợp sử dụng nguyên liệu, hàng hóa mua trong nước trong quá trình sản xuất) trong trường hợp không có những chứng từ nêu tại điểm C khoản 2 điều này;
đ) Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
e) Chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
Mã HS của hàng hóa khai trên C/O là mã HS của nước nhập khẩu. Trường hợp mã HS nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, thương nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.
Những tài liệu, chứng từ nêu trên có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho tổ chức cấp C/O. Sau thời hạn này, thương nhân phải nộp lại hồ sơ chi tiết để cập nhật những thông tin mới về quy trình sản xuất, nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất ra hàng hóa và các thông tin khác.
Thương nhân phải lưu trữ tài liệu, chứng từ của từng lô hàng xuất khẩu trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp C/O để xuất trình cho Tổ chức cấp C/O khi Tổ chức này hậu kiểm xuất xứ của những lô hàng đã được cấp C/O.
Trường hợp thương nhân có xuất khẩu thêm mặt hàng mới mà chưa nộp hồ sơ chi tiết, thương nhân phải nộp bổ sung hồ sơ chi tiết như quy định cho mặt hàng này.
Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao của các chứng từ trong hồ sơ để đối chiếu trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O trên văn bản yêu cầu đó.
Đối với các doanh nghiệp tham gia eCOSys, mọi chứng từ sẽ được thương nhân ký điện tử và truyền tự động tới các tổ chức cấp C/O. Các tổ chức cấp C/O căn cứ vào hồ sơ trên mạng để kiểm tra tính hợp lệ của thông tin và cấp C/O cho thương nhân khi nhận được bộ hồ sơ đầy đủ bằng giấy.
Tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O;
3. Xác minh thực tế xuất xứ của hàng hóa khi cần thiết;
4. Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ nêu tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan;
5. Gửi mẫu chữ ký của những người được uỷ quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Bộ Công thương (Vụ Xuất nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công thương để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
6. Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp C/O theo thẩm quyền;
7. Xác minh lại xuất xứ của hàng hóa đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
8. Trao đổi các thông tin có liên quan đến việc cấp C/O với các Tổ chức cấp C/O khác;
9. Thực hiện chế độ báo cáo, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ về xuất xứ và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công thương.
Trong những trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu do sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng của Người đề nghị cấp C/O, C/O có thể được cấp sau và có giá trị hiệu lực tính từ thời điểm giao hàng nhưng không vượt quá một năm tính từ ngày giao hàng đến ngày cấp thực tế và phải ghi rõ: “ISSU ED RETROACTIVELY” (cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng) lên C/O.
Trong trường hợp C/O bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Người đề nghị cấp C/O muốn đề nghị cấp lại phải có đơn đề nghị gửi cho chính tổ chức đã cấp C/O, nêu rõ lý do đề nghị cấp lại, nộp Bộ hồ sơ, C/O bản gốc và các bản sao (nếu có). Bản C/O cấp lại này sẽ lấy số và ngày của C/O cũ và đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY. Bản C/O cấp lại này phải được cấp không quá một (01) năm kể từ ngày cấp bản gốc C/O. Thời hạn cấp lại không quá ba (03) ngày kể từ ngày Tổ chức cấp C/O nhận được đơn đề nghị cấp lại C/O.
Trong trường hợp cần tách C/O thành hai hay nhiều bộ, Người đề nghị cấp C/O phải có đơn đề nghị gửi Tổ chức cấp C/O nêu rõ lý do cần tách C/O, nộp Bộ hồ sơ, bản gốc và các bản sao C/O cũ (nếu có). C/O được cấp lại trong trường hợp này, một bộ sẽ lấy số và ngày của C/O cũ. Các bộ còn lại sẽ lấy số mới và ngày cấp mới;
Trong trường hợp hàng phải tái nhập khẩu để tái chế, chuyển sang nước nhập khẩu khác, Người đề nghị cấp C/O phải có đơn đề nghị gửi Tổ chức cấp C/O, nêu rõ lý do cấp lại kèm theo bản gốc và các bản sao C/O cũ (nếu có). Trong trường hợp tại thời điểm đề nghị cấp, C/O cũ chưa được thu hồi, C/O đề nghị cấp lại sẽ lấy số, ngày cấp mới và được đánh máy rõ vào ô phù hợp trên Mẫu C/O nội dung: “THIS C/O REPLACES THE CAO No. (số C/O cũ) DATED (ngày phát hành C/O cũ)”.
Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ theo quy định hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.
Trong trường hợp cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hóa này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu.
– Giám định xuất xứ hàng hóa khi được Người đề nghị cấp C/O yêu cầu;
– Giám định viên khi giám định về xuất xứ phải có kiến thức chuyên môn về xuất xứ hàng hóa.
Tổ chức cấp C/O là các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công thương, các đơn vị thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A cho mặt hàng giầy dép xuất khẩu đi thị trường EU do các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực trực thuộc Bộ Công thương tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu thực hiện.
Bộ Công thương uỷ quyền cho Phòng Thương mại và Cổng nghiệp Việt Nam cấp các mẫu C/O còn lại Danh sách các Tổ chức cấp C/O sẽ được Bộ Công thương và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố theo từng thời điểm.
Trong những trường hợp sau, giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
+ Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
+ Hàng hóa có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc Việt Nam trên cơ sở có đi có lại hoặc trên cơ sở đơn phương. Trong trường hợp không có giấy chứng nhận xuất xứ thì người nhập khẩu phải có cam kết hàng hóa có xuất xứ từ những nước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung cam kết đó.
+ Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên.
+ Hàng hóa thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
+ Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.
– Trường hợp C/O không làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì phải kèm theo bản dịch có công chứng hoặc do giám đốc công ty ký đóng dấu và chịu trách nhiệm. Nếu trên C/O có sửa chữa, tẩy xoá thì cơ quan, tổ chức cấp C/O phải đóng dấu xác nhận việc sửa chữa, tẩy xoá này.
– C/O phải do các cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước cấp C/O (Bộ Công thương, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan v.v…) hoặc các tổ chức khác được Nhà nước quy định (thông thường là phòng thương mại hoặc phòng thương mại và công nghiệp). Trường hợp C/O do nhà sản xuất cấp thì phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước cấp có liên quan.
Ngày cấp C/O có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải, nhưng phải phù hợp với thời gian quy định được phép nộp chậm C/O.
– Một bản C/O có thể được cấp và xác nhận xuất xứ cho nhiều mặt hàng thuộc một lô hàng nhập khẩu và chỉ có giá trị đối với lô hàng này.
– C/O cấp lại do mất mát, thất lạc thì trên bản C/O được cấp lại phải có dòng chữ “Sao y bản chính” bằng tiếng Anh “Certified true copy”.
C/O xuất trình không đúng với thời gian quy định do các điều kiện bất khả kháng hoặc có lý do xác đáng, cục trưởng cục hải quan các tỉnh, thành phố xem xét từng trường hợp cụ thể để chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.
– C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung. Việc xem xét xuất xứ hàng hóa được căn cứ trên bản C/O đã nộp này. Trừ những trường hợp nhầm lẫn có xác nhận của tổ chức cấp C/O thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục chấp nhận C/O nộp bổ sung.
c. Các trường hợp không phải nộp C/O
Hàng hóa XNK trên đây, nếu thuộc các trường hợp dưới đây cũng không phải nộp C/O:
– Hàng có tổng trị giá không vượt quá 200 USD
– Hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, hàng quá cảnh, hàng mua bán trao đổi của cư dân biên giới, hàng nhập khẩu đã qua sử dụng, hàng nông sản hoa quả tươi nhập khẩu từ các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam hoặc hàng hóa khác theo quy định tại các thỏa thuận quốc tế.
Nguyên tắc kiểm tra xuất xứ hàng hóa: Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa và hồ sơ hải quan. Trường hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ quán hải quan không nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hóa và việc khai đó vẫn phù hợp với hàng hóa thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ.
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi nội dung, trừ trường hợp có lý do chính đáng và do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật;
2.5.2.1. Kiểm tra xác nhận trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu
Người nhập khẩu nếu có nhu cầu xác nhận trước xuất xứ cho hàng nhập khẩu phải gửi văn bản, tài liệu liên quan đề nghị cơ quan Hải quan xác nhận bằng văn bản về xuất xứ cho lô hàng sắp được nhập khẩu. Hồ sơ đề nghị xác nhận trước xuất xứ hàng hóa gồm:
+ Đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu 01-ĐXX/2010 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 194/2010/TT-BTC), trong đó mô tả rõ tên hàng, mã số HS, nước và cơ sở sản xuất hay gia công, lắp ráp, nước xuất khẩu, giá FOB, dự kiến thời gian và hành trình của hàng hóa khi vận chuyển vào Việt Nam;
+ Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa gồm các thông tin như: tên hàng, mã số HS, xuất xứ nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm, giá CIF của nguyên vật liệu;
+ Hóa đơn mua bán các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa;
+ Các chứng từ khác: Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất ra hàng hóa, giấy chứng nhận giám định, giấy chứng nhận gia công lắp ráp, giấy chứng nhận phân tích thành phần, catalogue, mẫu hàng, ảnh chụp được yêu cầu xuất trình trong những trường hợp các giấy tờ trên chưa cớ đủ thông tin để xác nhận trước xuất xứ.
‘Cơ quan thực hiện kiểm tra xác nhận trước xuất xứ là Tổng cục Hải quan trong thời gian sớm nhất, không quá 150 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sợ đầy đủ và hợp lệ, Tổng cục Hải quan xem xét, ban hành phiếu xác nhận trước xuất xứ. Phiếu xác nhận trước xuất xứ có hiệu lực trong thời hạn một năm kể từ ngày ban hành và được áp dụng đối với hàng hóa cùng loại, cùng nhà sản xuất và xuất khẩu, do chính người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ làm thủ tục nhập khẩu. Phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng hóa chỉ có giá trị làm thủ tục thông quan, không có giá trị để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt.
Trong thời hạn hiệu lực của phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng nhập khẩu, cơ quan hải quan sẽ xem xét lại hoặc huỷ bỏ giá trị của phiếu này và thông báo cho người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan được bổ sung sửa đổi,
b) Các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hóa đã thay đổi; c) Có sự khác nhau giữa kết quả xác nhận trước xuất xứ với xuất xứ thực tế của hàng hóa;
d) Người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ doel cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo;
e) Có sự khác nhau về kết quả xác nhận trước xuất xứ đối với cùng một mặt hàng, cùng một nhà sản xuất.
Khi có sự thay đổi về các yếu tố đánh giá xuất xứ hàng hóa, người nộp đơn đề nghị phải kịp thời thông báo cho cơ quan hải quan nơi tiến hành xác nhận trước xuất xứ.
Hồ sơ chứng từ xác nhận trước xuất xứ được lưu giữ trong ba năm kể từ ngày cấp phiếu xác nhận trước xuất xứ hàng nhập khẩu.
Việc xác nhận trước xuất xứ đối với hàng hóa hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết thì thực hiện theo quy tắc xác định xuất xứ để thực hiện Hiệp định đó.
Trường hợp người nộp đơn đề nghị xác nhận trước xuất xứ không cung cấp đủ thông tin cần thiết, cơ quan hải quan sẽ từ chối xác định trước xuất xứ và thông báo bằng văn bản.
2.5.2.2. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa khi kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan
Đối với trường hợp không phải nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): cơ quan Hải quan chỉ kiểm tra việc khai xuất xứ trên tờ khai hải quan.
Đối với trường hợp phải nộp C/O: yêu cầu người khai hải quan phải nộp C/O khi đăng ký tờ khai hải quan và kiểm tra sơ bộ các tiêu chí trên C/O. Nếu có sai lệch, nghi vấn thì đề xuất chuyển sang kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.
Trường hợp doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chậm nộp C/O thì cơ quan hải quan xem xét, chấp nhận được chậm nộp trong thời hạn quy định.
2.5.2.3. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa khi kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan
Đối với trường hợp không phải nộp C/O: Kiểm tra nội dung khai xuất xứ trên tờ khai hải quan và đối chiếu với các chứng từ có liên quan về xuất xứ trong hồ sơ hải như hợp đồng, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, Phiếu xác nhận trước xuất xứ (nếu có),…
Đối với trường hợp phải nộp C/O (áp dụng đối với cả C/O được cấp điện tử) thì phải tiến hành như sau:
+ C/O cấp thay thế: Căn cứ quy định tại Hiệp định liên quan cho phép được cấp C/O thay thế để kiểm tra và chấp nhận C/O. Riêng đối với C/O mẫu D, trên C/O thay thế phải có dòng chữ thể hiện C/O được cấp thay thế cho C/O trước đó.
+ Đối với C/O giáp lưng: Thực hiện kiểm tra, đối chiếu về hình thức và nội dung C/O như trên. Tuy nhiên, riêng đối với C/O mẫu D giáp lưng, không bắt buộc người nhập khẩu phải nộp C/O mẫu D gốc do nước thành viên đầu tiên cấp cùng với C/O mẫu D giáp lưng. Nếu có nghi ngờ về tính hợp lệ của C/O, thì tiến hành xác minh C/O theo quy định.
+ Đối với C/O cấp điện tử: Kiểm tra C/O nhu hướng dẫn như trên đây đối với C/O giấy và các văn bản có liên quan để thực hiện Hiệp định thương mại tự do (ví dụ: khi kiểm tra C/O mẫu AK điện tử của Hàn Quốc, phải truy cập website của cơ quan cấp để đối chiếu C/O do người nhập khẩu nộp với C/O trên mạng của cơ quan cấp và in một bản từ website để lưu hồ sơ lô hàng. Nếu không có thông tin hoặc không tìm thấy C/O mẫu AK điện tử thì tiến hành xác minh C/O theo quy định).
2.5.2.4. Kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra thực tế hàng hóa
Kiểm tra xuất xứ khi kiểm tra thực tế hàng hóa là việc kiểm tra các thông tin về xuất xứ ghi trên hàng hóa, bao bì, nhãn hàng hóa; đối chiếu với nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan, với kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan.
Các thức kiểm tra xuất xứ trên hàng hóa:
+ Kiểm tra việc ghi xuất xứ trên hàng hóa nhập khẩu: trên sản phẩm, bao bì, nhãn hàng hóa. Kiểm tra các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, cách ghi xuất xứ phải phù hợp với quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ;
+ Kiểm tra sự thống nhất về xuất xứ trên hàng hóa, bao bì, nhãn mác, ký hiệu mã vạch;
+ Đối với hàng nhập khẩu là hàng lỏng, hàng rời (không thể ghi nhãn mác trên hàng hóa và bao bì) thì kiểm tra hành trình của lô hàng để có cơ sở xác định xuất xứ hàng hóa.
Sau khi tiến hành kiểm tra, nhân viên kiểm tra ghi kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa vào phần kiểm trả hàng hóa trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra và trên tờ khai hải quan theo quy định.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra xử lý như sau:
+ Trường hợp xuất xứ thực tế của hàng hóa nhập khẩu khác với xuất xứ khai báo của người khai hải quan, nhưng vẫn thuộc nước, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc với Việt Nam thì cơ quan hải quan vẫn áp dụng thuế suất ưu đãi theo quy định, nhưng sẽ tuỳ tính chất, mức độ vi phạm để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp có nghi ngờ về xuất xứ hàng hóa, cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thêm các chứng từ để chứng minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận. Việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa phải được hoàn thành trong vòng 150 ngày, kể từ ngày người khai hải quan nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được thông quan theo thủ tục hải quan thông thường;
Trường hợp cần phải xác minh với cơ quan cấp C/O của nước xuất khẩu, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xử của nước xuất khẩu xác nhận tính xác thực của C/O hoặc giải trình, làm rõ các nghi vấn về xuất xứ hàng hóa; nếu cần thiết sẽ tiến hành việc kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa tại các nước xuất khẩu (theo quy định về thủ tục điều tra, xác minh C/O của Quy chế xuất xứ thực hiện Hiệp định thương mại tự do) và đồng thời có văn bản thông báo cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi có vướng mắc để biết và trả lời doanh nghiệp.
Thời hạn và thủ tục xác minh với cơ quan cấp C/O nước ngoài căn cứ vào các quy định của từng Hiệp định thương mại tự do liên quan
Thời gian xem xét giải quyết các vướng mắc về xuất xứ hàng hóa, xem xét chấp nhận C/O không quá 365 ngày kể từ ngày C/O được nộp cho cơ quan hải quan hoặc kể từ ngày cơ quan hải quan nghi ngờ có sự gian lận vi phạm về xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp người khai hải quan nộp C/O cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận C/O đó đối với phần hàng hóa thực nhập.
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 / 0984870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.