Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam tháng 9/2023 tiếp tục giảm, do đó tính lũy kế 9 tháng đầu năm kim ngạch XK thủy sản vẫn giảm 23%, đạt 6,6 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam tháng 9/2023 tiếp tục giảm, do đó tính lũy kế 9 tháng đầu năm kim ngạch XK thủy sản vẫn giảm 23%, đạt 6,6 tỷ USD.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 9 tháng năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023, Mỹ chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,2 tỷ USD; tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông 1,1 tỷ USD; Nhật Bản 1,1 tỷ USD; EU đạt 715 triệu USD và Hàn Quốc đạt 568 triệu USD.
Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 9 tháng năm 2023
Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023 cụ thể như sau:
Tôm: Tính tới hết tháng 9/2023, xuất khẩu tôm đạt gần 2,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường chính trong khối CPTPP như Nhật Bản, Australia, Canada đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), XK tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1%-54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10%-26% tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng thị trường Trung Quốc và HK, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng 6,7 và 8, XK tôm sang thị trường này lại tiếp tục xu hướng giảm.
Về sản phẩm XK, tính tới tháng 9 năm nay, giá trị XK tôm chân trắng (chiếm tỷ trọng 74%) đạt 1,9 tỷ USD, giảm 26%, XK tôm sú đạt 356 triệu USD (chiếm tỷ trọng 14%), giảm 23%. Còn lại là giá trị XK tôm loại khác với 298 triệu USD, giảm 28% trong đó XK tôm khác đóng hộp và tôm khác khô tăng trưởng dương lần lượt 20% và 57%.
Tháng 9/2023, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc&HK giảm 13% đạt 61 triệu USD. XK tôm sang thị trường này giảm trong tháng 9 sau khi tăng trưởng dương liên tiếp trong 3 tháng 6,7 và 8. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm 6%.
Cá tra: tháng 9/2023, XK cá tra Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương lần đầu kể từ đầu năm nay, với giá trị gần 167 triệu USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra Việt Nam 9 tháng đầu năm nay đạt gần 1,4 tỷ USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 3. Xuất khẩu cá tra của Việt Nam T1-T9/2023
Về cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023 như sau:
Bảng 4. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu T1-T9/2023
Xuất khẩu cá tra 9 tháng năm 2023 sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. XK sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm 26%; Mỹ giảm 54%; Braxin giảm 0,4%; CPTPP giảm 31%, Anh giảm 1% và Mexico giảm 41%.
Bảng 5. Các thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá ngừ: Tháng 9/2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 72 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 18% so với tháng trước đó.
Bảng 6. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam T1-T9/2023
Về sản phẩm, XK thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304 của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong tháng 9. Do đó, tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, XK nhóm sản phẩm này giảm 41%, đạt 315 triệu USD. XK cá ngừ đóng hộp của Việt Nam cũng có xu hướng giảm sâu hơn trong tháng này, giảm 15% so với cùng kỳ. Điều này đã khiến tổng giá trị XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, XK các sản phẩm cá ngừ chế biến khác, trong đó chủ yếu là thịt/loin cá ngừ hấp đông lạnh, có xu hướng tăng nhanh hơn trong tháng 9, với mức tăng 97%. Mức tăng này đã nâng tổng giá trị XK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm 2023 lên hơn 107 triệu USD, tăng 29% so với cùng kỳ.
Về thị trường, XK cá ngừ sang một số thị trường chính đang có dấu hiệu hồi phục trong tháng 9 sau một thời gian sụt giảm như Canada và Nga, với mức tăng lần lượt là 44% và 124%. Trong khi đó, XK sang một số thị trường truyền thống lại đảo chiều giảm như EU và Israel.
Tại thị trường Mỹ, XK cá ngừ đã không giữ được đà tăng trưởng trong tháng 8. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này đã giảm nhẹ 1% trong tháng 9. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này vẫn giảm hơn 41% so với cùng kỳ.
Bảng 7. Top 6 thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2023
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
(ANTV) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, 9 tháng đầu năm nay, trong số các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, tôm mang về kim ngạch xuất khẩu cao nhất, ước đạt gần 2,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam sang một số thị trường lớn đều đạt kết quả khả quan. Theo quy luật hàng năm, xuất khẩu thường tăng tốc vào quý 3. Tính đến 15/9/2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt 516 triệu USD, tăng 8%. Xuất khẩu sang EU đạt 337 triệu USD, tăng 15%. Xuất khẩu sang Trung Quốc & Hồng Kông đạt 529 triệu USD, tăng 26%. Xuất khẩu sang Nhật Bản ghi nhận kim ngạch 342 triệu USD, giảm 1% (mức giảm đã thấp hơn so với đầu năm.
Theo số liệu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), trên thị trường Mỹ, trong tháng 8/2024, xuất khẩu tôm Việt Nam ghi nhận tích cực hơn các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador khi xuất khẩu tôm từ các nguồn cung này sang Mỹ đều giảm.
VASEP dự kiến giá tôm nguyên liệu vẫn sẽ tiếp tục khả quan trong quý IV, tuy nhiên có khả năng thiếu nguyên liệu cục bộ do đây là giai đoạn Trung Quốc sẽ tăng mua cho nhu cầu lễ tết Nguyên đán và năm mới, doanh nghiệp cần nguồn nguyên liệu để đẩy mạnh sản xuất các đơn hàng cuối năm.
Nông sản xuất nhập khẩu thuận lợi qua Lạng Sơn
Những tuần qua, hoạt động xuất nhập khẩu nông sản, hoa quả tươi qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng mạnh, nhất là đối với mặt hàng sầu riêng. Để hàng hóa được thông quan thuận lợi, ngoài việc tăng cường trao đổi thông tin đối ngoại, các lực lượng chức năng ở khu vực cửa khẩu đã tích cực triển khai các biện pháp để hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa đúng pháp luật.
TB: Mỗi ngày có từ 1.200 đến 1.300 xe thông quan xuất khẩu nhập khẩu qua các cửa khẩu của Lạng Sơn, với gần 80% mặt hàng xuất khẩu là nông sản, hoa quả tươi như: thanh long, xoài, mít, sầu riêng. Trong đó mặt hàng sầu riêng đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn, có giá trị xuất khẩu cao sang thị trường Trung Quốc. Hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tăng mạnh, vì thế, lực lượng Hải quan cửa khẩu cũng đẩy mạnh áp dụng chuyển đổi số, sử dụng các máy móc, thiết bị hiện đại để hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hoá được nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định.
Theo các lực lượng chức năng cửa khẩu, hầu hết xe chở nông sản, hoa quả xuất khẩu ra đến các cửa khẩu của Lạng Sơn đều được thông quan nhanh chóng trong ngày; đảm bảo về trình tự và tuân thủ quy trình về kiểm tra, kiểm dịch, góp phần thu hút doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), tính đến hết tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu (XK) thuỷ sản của Việt Nam vẫn chưa có sự khởi sắc. Kim ngạch XK thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm 28%, đạt 3,4 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng thủy sản của Việt Nam nhìn chung đều giảm so với cùng kỳ.
Trong đó so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu cá tra giảm 40%; tôm giảm 34%; cá ngừ giảm 31%; nhuyễn thể giảm 12%; cua ghẹ và giáp xác khác giảm 35%; thủy sản khác giảm 0,3%.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023, thị trường các nước tham gia Hiệp định CPTPP chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 914 triệu USD; tiếp theo là Trung Quốc và Hồng Kông 581 triệu USD; Mỹ 563 triệu USD;EU 378 triệu USD; Hàn Quốc 293 triệu USD.
Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 cụ thể như sau:
Tôm: 5 tháng đầu năm 2023, XK tôm Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2022.
Bảng 3. Xuất khẩu tôm của Việt Nam T1-T5/2023
Trong cơ cấu xuất khẩu tôm của Việt Nam, xuất khẩu tôm chân trắng đạt 901 triệu USD, giảm 34%, XK tôm sú đạt 178 triệu USD, giảm 29%.
Bảng 4. Cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu T1-T5/2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Về thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam, Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm chân trắng lớn nhất trong khi Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường nhập khẩu tôm sú lớn nhất của Việt Nam.
Bảng 5. Top 5 thị trường nhập khẩu tôm chân trắng của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Bảng 6. Top 5 thị trường nhập khẩu tôm sú của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Cá tra: Xuất khẩu cá tra Việt Nam tháng 5 năm 2023 vẫn tiếp tục giảm. Lũy kế xuất khẩu cá tra 5 tháng đầu năm 2023 đạt 730 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 7. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu
Xuất khẩu cá tra 5 tháng đầu năm 2023 sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. XK sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông giảm 37%; Mỹ giảm 62%; Braxin giảm 24%; Thái Lan giảm 48%; Mexico giảm 50%.
Bảng 8. Các thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá ngừ: Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vẫn tiếp tục sụt giảm trong tháng 5/2023. Kim ngạch xuất khẩu tháng này chỉ đạt 70 triệu USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế xuất khẩu cá ngừ 5 tháng đầu năm 2023 đạt 317 triệu USD, giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bảng 9. Xuất khẩu tôm của Việt Nam T1-T5/2023
Mỹ, Israel, Thái Lan, Nhật bản và Đức là 5 thị trường NK chính cá ngừ của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023.
Bảng 10. Top 5 thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023
Bảng 11. Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023
Công ty TNHH Frescol Tuna (Việt Nam)
Công ty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu (XK) thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục sụt giảm trong tháng 2/2023, do đó tính lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch XK thủy sản đạt gần 1,1 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Hiện XK thủy sản sang các thị trường chính đều giảm.
Trong đó so với cùng kỳ năm 2022, XK cá tra giảm 38%; tôm giảm 40%; cá ngừ giảm 30%; nhuyễn thể giảm 7%; cua ghẹ và giáp xác khác giảm 46%; các loài cá biển khác giảm 2%.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Trong các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023, Nhật Bản chiếm vị trí số 1 với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 187 triệu USD; tiếp theo là Mỹ 155 triệu USD; Trung Quốc và Hồng Kông 36 triệu USD; Hàn Quốc 104 triệu USD; Thái Lan 44 triệu USD.
Bảng 2. Top 5 thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023
Về kim ngạch và thị trường xuất khẩu của các mặt hàng tôm, cá tra, cá ngừ của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023 cụ thể như sau:
Tôm: 2 tháng đầu năm 2023, XK tôm Việt Nam đạt 335 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022.
Bảng 3. Xuất khẩu tôm của Việt Nam T1+T2 các năm từ 2021 - 2023
Nhu cầu thị trường sụt giảm, tôm nguyên liệu khan hiếm nên xuất khẩu tôm vẫn duy trì xu hướng giảm của cuối năm 2022. Các thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kông
Bảng 4. Top 5 thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá tra: 2 tháng đầu năm 2023, XK cá tra Việt Nam đạt 240 triệu USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 2/2023, XK cá tra giảm 9% đạt 156 triệu USD.
Bảng 5. Cơ cấu sản phẩm cá tra xuất khẩu
Xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm 2023 sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. Xk sang thị trường Trung Quốc giảm 8%; Mỹ giảm 21,5%; Braxin giảm 45%; Thái Lan giảm 45%; Meexxico giảm 50%. Riêng xuất khẩu sang thị trường Anh tăng 27%.
Bảng 6. Các thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá ngừ: Năm 2023, lạm phát tại các thị trường vẫn đang ở mức cao và điều này đang làm giảm sức mua tại các thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 2/2023 tiếp tục sụt giảm 13% so với cùng kỳ. Do đó, tính tổng 2 tháng đầu năm 2023, XK cá ngừ của Việt Nam vẫn thấp hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, đạt 109 triệu USD.
Bảng 7. Sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam T1 + T2 năm 2023
Tăng, giảm so với cùng kỳ (+,-%)
Cá ngừ tươi, đông lạnh và khô HS03 (trừ HSO304)
Thịt/lon cá ngừ đông lạnh HSO304
Hiện sự chênh lệch tỷ giá đang khiến cho các sản phẩm của Việt Nam đang có giá cao hơn so với các nước đối thủ tại các thị trường nhập khẩu (NK) lớn như EU, Mỹ… Bên cạnh đó, giá cá ngừ nguyên liệu trên thị trường thế giới từ cuối năm ngoái tới nay đang có xu hướng ngày càng tăng cao, khiến cho các nhà NK trì hoãn các đơn hàng để chờ giá giảm. Tất cả các điều này đang khiến cho XK cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường giảm so với cùng kỳ.
Tại Mỹ, XK cá ngừ của Việt Nam vẫn tiếp tục sụt giảm mạnh, giảm 45% trong tháng 2/2023, đạt hơn 20 triệu USD. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2023, XK sang Mỹ đạt gần 37 triệu USD, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2022.
Còn tại khối thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mặc dù XK cá ngừ sang Nhật Bản và Mexico trong tháng 2/2023 rất khả quan đạt lần lượt 28% và 194% so với cùng kỳ, nhưng sự tăng trưởng này vẫn không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang thị trường lớn nhất trong khối trong thời gian qua là Canada. XK cá ngừ của Việt Nam sang Canada ngày càng sụt giảm mạnh. Tính riêng trong tháng 2/2023, XK cá ngừ sang thị trường này giảm tới 81%, chỉ đạt gần 800 nghìn USD. Chính sự sụt giảm sang thị trường này đã ảnh hưởng tới kết quả XK sang khối thị trường CPTPP. XK sang khối thị trường này trong tháng 2 giảm 13% và tính lũy kế 2 tháng đầu năm XK giảm 3% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, XK sang EU lại có sự đảo chiều trong tháng 2. Kim ngạch XK cá ngừ sang khối thị trường này tăng 59% so với tháng 2/2022, đạt gần 14 triệu USD. Con số này góp phần nâng tổng kim ngạch XK trong 2 tháng đầu năm sang EU lên hơn 22 triệu USD, tuy nhiên vẫn không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm trong tháng 1 nên vẫn giảm 5% so với cùng kỳ. XK sang cả 3 thị trường NK lớn nhất trong khối là Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha đều tăng trưởng cao lần lượt là 77%, 372% và 58%.
Ngoài thị trường EU, XK cá ngừ của Việt Nam sang Israel, Thái Lan và Nga cũng đang có sự tăng trưởng ấn tượng trong tháng 2/2023 lần lượt là 131%, 55% và 255%.
Bên cạnh đó, sự suy giảm nhu cầu NK tại các thị trường lớn đang khiến các doanh nghiệp XK cá ngừ chuyển dịch sang khai phá các thị trường nhỏ tiềm năng. XK sang các thị trường nhỏ đang có sự tăng trưởng đột phá ở mức 3 con số trở lên so với cùng kỳ, như Hàn Quốc tăng 525%, Anh tăng 182% hay Australia tăng 104%, Phần Lan tăng 654%, Algeria tăng 363%...
Xuất khẩu cá ngừ tăng đột phá tại các thị trường nhỏ
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
Tháng 8/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tiếp tục đà hồi phục với mức tăng trưởng 20%, đạt gần 953 triệu USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch xuất khẩu tôm tính đến hết tháng 8 đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY). Trong đó tôm chân trắng đạt khoảng 1,75 tỷ USD, tăng 8% YoY; tôm sú vẫn thấp hơn 7% so với cùng kỳ, đạt gần 290 triệu USD. Riêng tôm hùm xuất khẩu tăng tới 140% YoY trong 8 tháng đầu năm.
Theo VASEP, ngoài những thách thức là thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá, xuất khẩu tôm của Việt Nam đang có chiều hướng tích cực với mức tăng trưởng ổn định trong những tháng gần đây. Mặt khác, dự báo sản lượng tôm toàn cầu năm 2024 giảm cũng sẽ tác động tăng giá tôm. Dự đoán sản lượng từ Trung Quốc, Ecuador và Ấn Độ đều sẽ giảm trong năm nay, khiến sản lượng toàn cầu giảm khoảng 260.000 tấn (tương đương giảm 5%), xuống còn 4,89 triệu tấn. Mức tiêu thụ tôm bắt đầu tăng ở châu Âu, thị trường Mỹ cũng đã hồi phục nhẹ.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm đạt gần 1,3 tỷ USD, tăng 9% YoY. Trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 3%, cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lại ghi nhận sự phục hồi với +23% YoY. Mỹ vẫn tiếp tục có nhu cầu mua các loài cá thịt trắng theo các chương trình mời thầu của Bộ Nông nghiệp nước này.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ tính tới cuối tháng 8 đạt 652 triệu USD, tăng 21% YoY. Thị trường vẫn có nhu cầu đối với sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam, nhưng những tháng tới xuất khẩu cá ngừ khó giữ được đà tăng trưởng tốt như từ đầu năm tới nay vì thiếu nguyên liệu.
Kim ngạch xuất khẩu mực, bạch tuộc bị tác động rõ rệt nhất bởi thẻ vàng IUU, vấn đề làm xác nhận, chứng nhận khai thác cho sản phẩm này gặp nhiều khó khăn, khiến doanh nghiệp không có nguyên liệu đảm bảo đủ giấy tờ xuất khẩu. Do vậy, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu mực bạch tuộc giảm 2% YoY, đạt 402 triệu USD.
VASEP dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tới cuối năm 2024 dao động ở mức 9,4 - 9,5 tỷ USD, tăng gần 6% so với năm 2023.