Học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ giống và khác nhau như thế nào? Mình có nên học lên đại học hay cao học không? Làm cách nào để đạt được thành công ở các bậc học này? Tôi có những câu hỏi như thế trong nhiều năm liền nhưng hầu như không tìm được một câu trả lời nào xác đáng vì rất ít người tôi quen từng học hết các bậc học này. Vì thế, mỗi lần đứng trước quyết định học lên cao hơn hay chật vật trong quá trình học, muốn bỏ cuộc giữa chừng, tôi đều rất hoang mang và phải mò mẫm rất nhiều mới tìm ra được câu trả lời cho mình.
Học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ giống và khác nhau như thế nào? Mình có nên học lên đại học hay cao học không? Làm cách nào để đạt được thành công ở các bậc học này? Tôi có những câu hỏi như thế trong nhiều năm liền nhưng hầu như không tìm được một câu trả lời nào xác đáng vì rất ít người tôi quen từng học hết các bậc học này. Vì thế, mỗi lần đứng trước quyết định học lên cao hơn hay chật vật trong quá trình học, muốn bỏ cuộc giữa chừng, tôi đều rất hoang mang và phải mò mẫm rất nhiều mới tìm ra được câu trả lời cho mình.
Trong suốt gần 5 năm viết The Present Writer và trả lời nhiều câu hỏi của các bạn về bậc học, đây là một số câu hỏi tôi thường gặp nhất:
1) Học xong thạc sĩ rồi không biết nên làm gì, có nên học lên tiến sĩ không?
KHÔNG! Tiến sĩ là một bậc học hoàn toàn khác so với các bậc học trước đây. Nó không phải như học hết lớp 1 rồi lên lớp 2, lớp 3… mà chuyển từ thạc sĩ lên tiến sĩ là một bước đi lớn và khác hoàn toàn. Nếu bạn không đam mê nghiên cứu ở một ngành hẹp đủ để bạn có thể theo đuổi nó 4 đến 10 năm thì không nên học lên tiến sĩ. Thành thật mà nói, nếu bạn học xong một bằng thạc sĩ rồi mà chưa biết làm gì hoặc cảm thấy vẫn muốn học thêm thì có thể học tiếp một bằng thạc sĩ nào phù hợp hơn hoặc học thêm chứng chỉ nào đó khác. Đừng học lên tiến sĩ chỉ vì bạn không biết làm gì cho tương lai.
2) Bằng cấp cao tương đương với cơ hội lớn?
Không hẳn. Đúng là ở một số vị trí, bằng cấp cao sẽ cho bạn nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, ở một số vị trí khác, bằng cấp cao khiến bạn phải cạnh tranh ở cấp độ cao hơn, bị đánh giá ở mức kỳ vọng lớn hơn, và thậm chí một số nơi còn không tuyển vì bạn có bằng cấp quá cao hơn mức yêu cầu của họ. Vì vậy, đừng nghĩ rằng cứ có bằng cấp cao là cơ hội sẽ tự đến với mình một cách dễ dàng.
3) Tốt nghiệp một ngành nhưng học cao học một ngành khác liệu có được không?
Hoàn toàn được! Bản thân tôi không học đại học ngành giáo dục nhưng vẫn có học bổng học thạc sĩ và tiến sĩ ngành này ở những ngôi trường tên tuổi tại Mỹ. Cùng trong nhóm học của tôi, có bạn tốt nghiệp đại học ngoại giao nhưng học cao học ngành ngôn ngữ, cũng có bạn tốt nghiệp đại học tài chính nhưng học cao học thiết kế mỹ thuật… Điều quan trọng là trong bài luận nộp cao học, bạn cần phải nói rõ tại sao bạn muốn chuyển ngành và bạn có kinh nghiệm hay ý tưởng gì gắn với ngành học mới. Chuyển ngành, đặc biệt ở nước ngoài, là hoàn toàn bình thường, không phải là yếu điểm gì trong hồ sơ của bạn.
Ở Việt Nam, nếu bạn nộp cao học trái ngành ở những chương trình ở đại học công lập, bạn có thể phải học thêm một số tín chỉ để đảm bảo cho việc “chuyển đổi” này hoặc lấy kinh nghiệm làm việc bù vào. Những chương trình liên kết với nước ngoài thì thường không có nhiều yêu cầu thêm cho người học trái ngành. Bạn có thể liên hệ với từng chương trình để tìm hiểu thêm. Nhưng tôi có thể dám chắc với bạn rằng, đổi ngành học không là vấn đề gì quá to tát; nếu bạn cảm thấy muốn đổi ngành, hãy cứ mạnh dạn chuyển đổi nhé!
Kết lại, tôi hy vọng bài viết này giúp bạn phần nào có cái nhìn rõ ràng hơn về các bậc học. Điều quan trọng nhất tôi muốn gửi đến bạn đọc là, để có thể theo đuổi con đường học vấn, bạn nên học với tư duy “học cho mình”—chứ không phải học cho bố mẹ, cho họ hàng, hay cho tấm bằng mình hướng tới. Bằng cấp hay danh hiệu chỉ là bề nổi, cái quan trọng hơn cả là mình có thêm kiến thức gì và đóng góp của mình cho xã hội là gì. Học cho mình thì sẽ luôn thấy vui, còn học cho người khác hay cho một giá trị mơ hồ nào đó thì sẽ rất mệt mỏi và chán chường. Chúc các bạn vui học nhé! 🐒
*Bạn thích bài viết này? Hãy cân nhắc ủng hộ cho The Present Writer để blog có thể tiếp tục hoạt động phi lợi nhuận
**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog
This site uses cookies to help personalise content, tailor your experience and to keep you logged in if you register. By continuing to use this site, you are consenting to our use of cookies.