Syria Trước Chiến Tranh

Syria Trước Chiến Tranh

Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia[21] do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 38 quốc gia[21] do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hợp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Các tàu chiến Nga đã không còn hiện diện tại căn cứ ở Syria hôm 9-12, một ngày sau khi phe nổi dậy lật đổ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad.

Trong những hình ảnh vệ tinh được ghi nhận bởi Planet Labs PBC đầu tháng này, có thể thấy một số tàu chiến neo đậu tại cơ sở hải quân Nga ở Tartus, một thành phố cảng trên Biển Địa Trung Hải của Syria.

Tuy nhiên, trong một bức ảnh chụp vào hôm 9-12 tất cả tàu chiến đều đã biến mất.

Bức ảnh chụp ngày 1-12 cho thấy nhiều tàu chiến Nga ở khu vực nơi mũi tên màu đỏ hướng vào - Ảnh: BLACKSKY

Tuy nhiên các tàu này đã biến mất trong hình ảnh ngày 9-12 - Ảnh: BLACKSKY

Theo Bussiness Insider, diễn biến này đặt ra câu hỏi về tương lai của sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria.

Moscow đã ủng hộ ông Assad trong cuộc nội chiến bắt đầu từ năm 2011 và vừa kết thúc một cách bất ngờ hôm 8-12 khi lực lượng nổi dậy tiến đánh thành công chỉ trong 11 ngày.

Không rõ liệu các tàu chiến Nga có rời đi luôn hay không, bởi dữ liệu trước đó cho thấy đôi khi các tàu này rời cảng rồi quay lại.

Ví dụ, hình ảnh ngày 1-12 cho thấy một số tàu đang neo đậu ở Tartus nhưng hai ngày sau chúng không còn ở đó.

Hình ảnh ngày 3-12 cho thấy các tàu chiến Nga tạm vắng bóng - Ảnh: BLACKSKY

Đến ngày 6-12, một số tàu chiến - bao gồm 2 tàu mặt nước và 1 tàu ngầm - đã quay trở lại, trước khi biến mất vào 3 ngày sau đó.

Bức ảnh vệ tinh ngày 6-12 cho thấy một số tàu chiến Nga đã quay lại Taurus - Ảnh: BLACKSKY

Trong khi đó, một số tài khoản tình báo nguồn mở chia sẻ hình ảnh cho thấy các tàu chiến Nga đang ở ngoài khơi bờ biển Syria.

Tartus là căn cứ hải quân chính của Nga ở nước ngoài. Moscow cũng sử dụng căn cứ không quân ở Khmeimim (Syria) gần đó để đưa đón lực lượng quân sự vào và ra khỏi châu Phi.

Vì vậy, việc mất cả hai cơ sở này sẽ là một đòn giáng mạnh vào quân đội Nga.

Điện Kremlin dường như đang thực hiện các bước để đảm bảo an ninh cho các cơ sở quân sự của mình, song các chi tiết xung quanh một chính phủ chuyển tiếp mới vẫn chưa rõ ràng.

Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước Nga, quân nổi dậy Syria đã kiểm soát hoàn toàn tỉnh nơi có các căn cứ của Nga.

Khi được hỏi hôm 8-12 về số phận của các căn cứ của Nga ở Syria, một quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden nói rằng "không thể suy đoán", đồng thời cho rằng nên tiếp tục dõi theo phản ứng của lực lượng tại Syria khi họ tiếp cận các cơ sở này.

Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]

Quan chức Ukraine cho biết, Nga có thể chuyển quân từ Syria sang Ukraine trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.