Phương Pháp Tự Học Ngoại Ngữ

Phương Pháp Tự Học Ngoại Ngữ

Học ngoại ngữ dựa trên từ vựng hoặc đắm mình trong ngôn ngữ là phương pháp tự học phổ biến nhưng đều có hai mặt lợi và hại.

Học ngoại ngữ dựa trên từ vựng hoặc đắm mình trong ngôn ngữ là phương pháp tự học phổ biến nhưng đều có hai mặt lợi và hại.

Một số phương pháp mình đang áp dụng để duy trì cả 2 thứ tiếng

Mình nghĩ cách để duy trì ngoại ngữ hiểu quả nhất là đem nó vào đời sống hàng ngày của chúng ta, thay vì chỉ có ngồi học từ sách vở.

Hồi mới bắt đầu viết nhật ký, mình cũng có băn khoăn nên viết bằng tiếng gì. Mình cảm thấy viết tiếng Việt nó cứ “sến sến”, còn viết tiếng Nhật mà không viết được chữ Hán thì hơi “nhục”, nên đã chọn tiếng Anh. Hàng ngày sau khi dậy và tập yoga, mình sẽ ngồi vào bàn và viết khoảng 1 trang nhật ký (khoảng 100 từ). Mình nghĩ đây đơn thuần chỉ là cách mình kích thích não bộ khởi động một ngày mới bằng ngoại ngữ, thay vì tiếng Việt.

2. Đọc 1 trang sách tiếng Anh buổi sáng

Viết nhật ký xong thì mình lấy Kindle ra đọc 1 trang sách tiếng Anh. Hiện tại mình đang đọc cuốn sách có tên là The International Devotional, mỗi ngày đọc 1 trang sách về nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến lịch sử, văn hóa, nghệ thuật,… Sách này dùng rất nhiều từ ngữ khó, và đây là lúc mà kindle thể hiện điểm mạnh của nó, khi có sẵn từ điển ebook ở ngay bên trong máy, và mỗi khi đọc thấy từ mới thì mình chỉ cần giữ vào từ đó một lúc thì sẽ hiện ra ý nghĩa (bằng tiếng Anh).

Google Podcast là một phương tiện cực kì hữu ích khi nó chứa hàng trăm kênh podcast nổi tiếng, từ CNN đến BBC, hay là Ellen Podcast. Bất kể là khi đạp xe, đi bộ hay đi tập thể dục thì mình sẽ bật podcast lên nghe thay vì nghe nhạc. Tất nhiên không phải lúc nào mình cũng tập trung nghe podcast được. Nhưng mà cứ bật thôi, gọi là để tạo một môi trường “ngoại ngữ” ngay cả khi đi ra ngoài đường phố Hà Nội.

Nãy giờ toàn thấy nói về tiếng Anh. Thế còn tiếng Nhật thì sao? Well, mình đang duy trì tiếng Nhật bằng cách viết blog. Thường thì mình sẽ viết blog tiếng Việt trước, sau đó ngồi dịch và viết lại bằng tiếng Nhật ở trang khác. Tuy nhiên có một số bài mình viết thẳng luôn bằng tiếng Nhật vì có lúc dễ nghĩ bằng tiếng Nhật hơn thay vì dịch từ tiếng Việt sang. Tuy không phải là ngày nào mình cũng viết, nhưng cũng cố gắng viết ít nhất 1 tuần 1 lần, gọi là để không quên. https://kiranomainichi.home.blog/

Mình chọn đọc các cuốn self-help vì nó dễ đọc hơn thay vì các cuốn tiểu thuyết. Hơn nữa, mình không đọc theo kiểu từng chữ một, mà mình sẽ skim-reading để đọc lấy ý. Cách đọc này chủ yếu giúp mình nắm bắt nội dung cuốn sách một cách nhanh chóng cũng như duy trì được phần nào ngôn ngữ Nhật trong đầu. Mỗi tội tháng này toàn đọc sách tiếng Việt nên không đụng đến sách Nhật mấy.

Đây là những cách mình áp dụng vào đời sống hàng ngày để duy trì được 2 ngoại ngữ cùng một lúc, nhưng mà nó vẫn chỉ đang ở mức DUY TRÌ. Giai đoạn vừa rồi thì mình cũng có ôn thi IELTS nên cũng có học một tí.

“Thói quen hóa” việc học lẫn sử dụng ngoại ngữ trong cuộc sống

Sau khi đã có được một tư duy vững chắc và ổn định, điều tiếp theo là làm thế nào để áp dụng và duy trì trong cuộc sống mà không bị gặp quá nhiều khó khăn. Câu trả lời đó là: Habitualize (thói quen hóa).

Khi thói quen hóa những hành động, việc làm hàng ngày, bạn sẽ không còn tốn quá nhiều năng lượng để suy nghĩ về việc làm đó, nhờ đó bạn sẽ dành được toàn bộ sức lực cho những công việc quan trọng hơn.

Mình đem ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày, cố gắng tiếp xúc với nó một cách nhiều nhất có thể, và sau một thời gian thì những việc như viết nhật ký tiếng Anh hay viết blog tiếng Nhật gần như không còn trở thành một cái gì đó khó khăn với mình. Ngay cả việc học chuyên sâu mình cũng biến nó thành một thói quen hàng ngày (ít nhất 25 phút ngồi học trên bàn). Động lực thúc đẩy bạn học tập, nhưng nó sẽ không phải là một chỗ dựa vững chắc nếu bạn có ý định học lâu dài, vì động lực lên xuống rất thất thường. Thế nên là, bạn phải cố gắng tận dụng khoảng thời gian khi đang có động lực để thói quen hóa việc học và sử dụng ngoại ngữ.

Nói về việc tạo và duy trì thói quen, mình mời mọi người tham khảo phương pháp của mình qua bài viết: Cách giúp mình xây dựng và duy trì thói quen tốt

Tư duy và suy nghĩ về cách học và duy trì 2 ngoại ngữ

Điều đầu tiên mình muốn khuyên mọi người, đó là … hãy dành một chút thời gian để tĩnh tâm, và đọc cho thật kĩ đoạn viết dưới đây của mình. Đây chính là những suy nghĩ nền tảng giúp mình có được một phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả hơn. Dù bạn có mua bao nhiêu sách vở, download bao nhiêu app học tiếng, đặt ra bao nhiêu mục tiêu, nhưng nếu tư duy chưa được “thông suốt” thì chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn rất nhiều trong việc học hai ngoại ngữ cùng một lúc.

1. KHÔNG PHẢI CÁI GÌ CŨNG LÀ “HỌC”

Mình có một suy nghĩ khá thú vị xung quanh từ “học”. Đối với mình, “học” ở đây sẽ chỉ là việc ngồi học nghiêm túc trên bàn, “học” là học một cách nghiêm túc và chuyên sâu, “học” là khi mình sử dụng sách giáo khoa,… Mình sẽ không dùng từ “học” cho những việc như xem netflix, youtube, hay nghe podcast tiếng Anh,… Tất cả những hành động này đều được thực hiện với mục đích chỉ là để mình tiếp xúc và sử dụng ngôn ngữ đó càng nhiều càng tốt. Bạn có thể chia “học” thành nhiều cấp độ, “học chuyên sâu”, “học để trau dồi”,… Nhưng nhìn chung, mình chỉ sử dụng từ “học” để chỉ việc học chuyên sâu. Tóm lại là không nên gán mọi thứ cho từ “học”. Cái gì cũng phải học, nghe mệt mà!

2. KHÔNG NÊN HỌC CHUYÊN SÂU CẢ 2 NGOẠI NGỮ CÙNG MỘT LÚC

Kinh nghiệm học 2 ngoại ngữ đã cho mình biết được rằng, sẽ rất khó để bản thân có thể học chăm cả 2 ngoại ngữ trong cùng một thời điểm. Vì vậy, áp dụng suy nghĩ đầu tiên (học là học chuyên sâu) thì mình có được một “phương trình”:

Học chuyên sâu ngoại ngữ A + Duy trì và trau dồi ngoại ngữ B (1)

Chị Phượng (The Blue Expat) cũng đã nói rằng “hãy học từng thứ tiếng một, hãy thử học chuyên tâm trong vòng 3 tháng trước khi nhảy sang học ngoại ngữ thứ 2, trong lúc đó cũng đừng quên trau dồi thêm cho ngoại ngữ thứ nhất, không là bạn sẽ quên hay nhầm lẫn như mình đó.” (trong bài viết 4 bí kíp để học ngoại ngữ hiệu quả).

Mình lấy ví dụ cho phương trình phía trên: mình ngồi học IELTS qua sách Cambridge (học chuyên sâu ngoại ngữ A) và đồng thời mình dành thời gian để viết blog tiếng Nhật (duy trì và trau dồi ngoại ngữ B). Tương tự, mình ôn thi JLPT N1 và đồng thời mình tranh thủ đọc sách tiếng Anh.

Bạn nên đánh giá tình hình thực tại để xem nên học chuyên sâu tiếng nào trước. Như mình thì mình tập trung ôn thi IELTS trước, rồi thi N1 sau, có nghĩa là sẽ học sâu tiếng Anh trong 1 thời gian rồi sau đó đổi ngược lại cho tiếng Nhật. Tùy từng một thời điểm nhất định, bạn nên chỉ học sâu 1 thứ tiếng, và các ngoại ngữ khác bạn cố gắng duy trì nó, miễn sao mỗi ngày mình đều tiếp xúc với thứ tiếng đó là được.

3. ĐỪNG CHỈ DỪNG LẠI Ở VIỆC HỌC, HÃY SỬ DỤNG NGOẠI NGỮ TRONG CUỘC SỐNG HÀNG NGÀY

Có thể nói ý thứ 3 này chính là ý triển khai từ cả 2 ý phía trên. Mình ưu tiên học chuyên sâu một thứ tiếng, đồng thời mình duy trì và trau dồi ngoại ngữ còn lại, thông qua việc sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng chính là phương pháp hiệu quả nhất để mình duy trì cả 2 thứ tiếng.

Sau đây là một số ví dụ về những việc làm mà mình thường xuyên sử dụng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật, thậm chí là cả tiếng Hàn, dù mình mới học tiếng Hàn được gần 2 tháng)

Và còn rất nhiều ví dụ nữa. Nhưng nói chung là mình luôn cố gắng đưa ngoại ngữ vào cuộc sống hàng ngày và sử dụng nó mọi lúc mọi nơi. Ngay cả đối với ngôn ngữ mới học, mình vẫn tìm được cách để “nhét” nó vào mục “sử dụng hàng ngày” chứ không chỉ là “học”. Nó vừa giúp mình nhớ tốt hơn, vừa tạo được tâm lý rằng mình đang thật sự áp dụng được nó trong cuộc sống.

Một khi bạn đã đưa được cả 2 ngoại ngữ vào trong cuộc sống hàng ngày, thì phương trình số (1) sẽ được phát triển thành:

Học chuyên sâu ngoại ngữ A + Duy trì và trau dồi ngoại ngữ A lẫn B (2)

Mình lấy ví dụ về bản thân mình ngay ở thời điểm hiện tại để mọi người hiểu rõ được tư duy và suy nghĩ về chuyện học ngoại ngữ của mình.

Mình đặt mục tiêu lớn là trong 1 năm tới mình sẽ cân bằng được tất cả các kĩ năng tiếng Anh thay vì chỉ mạnh ở phần nghe và nói. Vì vậy điều mình cần làm là ôn kĩ tiếng Anh và học sâu một chút ở phần ngữ pháp và từ vựng. Mình sử dụng sách Destination C1- C2 để học, và mỗi ngày mình đều ngồi học ở trên bàn ít nhất 25 phút. Từ khi đưa tiếng Anh lên mục “học chuyên sâu” thì tiếng Hàn sẽ được đưa xuống mục “trau dồi” bằng việc sử dụng app Lingodeer trên điện thoại. Đây vẫn được tính là việc học, nhưng mình coi nó như là một việc giải trí vào mỗi buổi tối khi đã lên giường và chuẩn bị đi ngủ. Và tiếng Nhật thì mình duy trì bằng cách nghe podcast thời sự hàng ngày, và viết blog. Ngoài ra mình còn đọc tin tức qua Google News bằng tiếng Anh, đọc những bài viết bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật, và xem anime và chương trình giải trí của Nhật.