Chuẩn bị quà tặng mừng Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối là cách để chia sẻ niềm vui và bày tỏ sự ngưỡng mộ với các cặp đôi có hôn nhân hạnh phúc. Nếu vẫn đang băn khoăn khi chọn lựa, Khánh vàng Đức Phát sẽ giúp bạn tìm được món quà ưng ý.
Chuẩn bị quà tặng mừng Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối là cách để chia sẻ niềm vui và bày tỏ sự ngưỡng mộ với các cặp đôi có hôn nhân hạnh phúc. Nếu vẫn đang băn khoăn khi chọn lựa, Khánh vàng Đức Phát sẽ giúp bạn tìm được món quà ưng ý.
Trong không khí trang trọng, hạnh phúc của Thánh lễ Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối, sẽ thật thiếu sót nếu thiếu đi những món quà ý nghĩa. Khánh vàng là quà tặng ý nghĩa, thích hợp với dịp đặc biệt này.
Khánh vàng (tranh dát vàng) rất phù hợp với những dịp trọng đại như mừng kỷ niệm 25 năm, 50 năm và 60 năm nhận Bí tích hôn phối. Món quà này thường được gia đình và bạn bè của các cặp đôi gửi tặng.
Khánh vàng mừng Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối độc đáo ở chỗ được chế tác cá nhân hóa. Không trùng lặp và tầm thường như những món quà khác. Những bức khánh vàng sẽ được khắc tên của cặp đôi, thêm hình ảnh, lời chúc, ngày tháng năm,… Món quà chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tình yêu và sự hy sinh của cả hai kể từ khi thiết lập giao ước.
Sẽ thật ý nghĩa nếu các cặp đôi nhận được món quà này từ con cái và những người thân yêu. Quà tặng cá nhân hóa được chuẩn bị riêng cho người nhận, mang giá trị tinh thần to lớn, giúp bày tỏ lòng thành và sự ngưỡng mộ của con cái đối với cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc của bố mẹ.
Sau khi hoàn tất Thánh lễ, cả gia đình có thể quây quần cùng chia sẻ niềm vui. Bữa tiệc càng thêm ấm cúng, vui vẻ hơn nếu con cái chuẩn bị những lời chúc ý nghĩa và bày tỏ sự ngưỡng mộ bằng các món quà độc đáo như khánh vàng.
Khánh vàng Đức Phát có kinh nghiệm chế tác, gia công các sản phẩm khánh vàng Công giáo như khánh vàng mừng Ngân khánh linh mục, khánh vàng mừng Ngân khánh hôn phối, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối,… Trong tất cả các sản phẩm, đội ngũ nghệ nhân của chúng tôi gửi gắm vào đó tâm huyết và tài hoa. Tạo nên những bức khánh vàng có giá trị nghệ thuật, chỉn chu về hình thức và sâu sắc về nội dung.
Nếu có nhu cầu đặt khánh vàng Ngân khánh, Kim khánh, Ngọc khánh hôn phối, vui lòng liên hệ với Khánh vàng Đức Phát để được tư vấn và hỗ trợ 24/7.
Khánh vàng Đức Phát – Chế tác trực tiếp khánh vàng quà tặng theo yêu cầu
Hotline: 0905 298 479 (Zalo hỗ trợ 24/7)
Showroom: Số 32 Đường số 2, KDC CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, TPHCM
WGPSG -- “Tình chỉ đẹp khi còn trong Chúa, Đời vui hơn khi đã vẹn câu thề”
Trong xu hướng Giáo hội bị thế tục hóa, người ta xem thường sự tín nghĩa và chung thủy trong hôn nhân, thay vợ đổi chồng như thay áo, và xem đấy là một hình thức văn minh. Vì thế, Thánh lễ mừng Kim khánh và Ngân khánh Hôn Phối hôm nay, trước tiên là để tôn vinh bí tích Hôn Phối do chính Chúa Giêsu thiết lập cho nhân loại, sau là để thể hiện quan điểm, nói “KHÔNG” trước việc li dị của người Công giáo, theo tinh thần của Thượng Hội đồng Giám mục đã thông qua.
Nhiều năm qua, giáo xứ Lạng Sơn đã dành Thánh lễ 17g00 trong ngày Lễ kính Thánh Gia Thất hằng năm để mừng kỷ niệm Kim khánh và Ngân khánh Hôn Phối cho các đôi vợ chồng trong giáo xứ. Đây cũng là cơ hội tốt nhất cho các đôi vợ chồng nhìn lại những chặng đường đã qua với bao hồng ân Chúa đã ban cho họ, gìn giữ họ vượt qua bao sóng gió để trung thành với giao ước tình yêu, cũng là dịp làm ấm lại mối tình son sắt; đồng thời, dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria những tâm tình tạ ơn, vì đã được nâng đỡ, dắt dìu suốt một quãng đường 25, 50 năm “gánh nặng gia đình”.
Với tâm tình yêu thương, trước Thánh lễ 17g00 Chúa nhật, ngày 27/12/2015, Cha chánh xứ GB Nguyễn Văn Luyến đã đến bắt tay từng người và long trọng rước 15 đôi vợ chồng từ phía cuối nhà thờ tiến lên gian cung thánh tham dự Thánh lễ.
Cảm động biết bao khi nhìn từng đôi hôn phối hạnh phúc bên nhau, cùng nhau sánh bước theo đoàn rước tiến vào nhà thờ, dường như họ tìm lại được bầu khí hạnh phúc của hơn hai mươi lăm năm, năm mươi năm về trước, khi họ tay trong tay dìu nhau tiến lên cung thánh bày tỏ tình yêu và ký kết hôn ước trước mặt Hội Thánh và cộng đoàn. Trên gương mặt của họ đầy tràn niềm vui, niềm phấn khởi, các con cháu của các đôi vợ chồng cùng với những bó hoa tươi thắm trên tay vui mừng cùng với ông bà, bố mẹ của mình tiến vào nhà thờ để dâng lời tạ ơn Thiên Chúa về muôn hồng ân Chúa đã thương ban và gìn giữ gia đình được mọi sự lành cho đến ngày hôm nay, và tiếp tục dâng gia đình mình cho Thiên Chúa trong ngày trọng đại này.
Trong bài giảng lễ, cha chủ tế ân cần mời gọi cộng đoàn:
Gia đình là một Hội Thánh thu nhỏ, một gia đình mà cha mẹ, con cái siêng năng tham dự Thánh lễ, chuyên chăm kinh nguyện tại gia, biết dùng Lời Chúa làm ánh sáng soi đường chỉ lối, luôn sống hoà thuận yêu thương nhau thì đó chính là gia đình gương mẫu theo Thánh Gia. Từ các gia đình tốt này, họ sẽ trao tặng những người con hữu ích cho xã hội và Giáo hội. Gia đình là trường dạy đức tin cho con cái tốt nhất. Cha mẹ có lòng tin vững chắc biết truyền lại cho con bằng lời dạy dỗ, bằng gương sáng và cách ăn ở hằng ngày, chắc chắn con cái sẽ theo đường lối ấy. Xin Chúa chúc lành cho các vị đã trải qua một giai đọan dài của hôn nhân Công giáo với ít nhiều gian truân, thử thách, nhưng vẫn giữ được lòng chung thủy với nhau, trung thành với lời giao ước trước mặt Chúa và Hội Thánh khi thành hôn với nhau.
Với chứng tá sống động qua cuộc sống vợ chồng của các đôi mừng kỷ niệm Kim khánh và Ngân khánh Hôn Phối hôm nay, chúng ta một lần nữa xác tín rằng: Bí tích Hôn Phối do Đức Kitô thiết lập là một phương thế tối hảo để thăng tiến và bảo vệ hạnh phúc lứa đôi, ân sủng của bí tích Hôn Phối đã theo suốt cuộc đời truân chuyên khổ ải của biết bao đôi vợ chồng Kitô hữu, để sinh hoa kết trái, làm cho Giáo hội ngày càng dồi dào, phong phú. Thánh lễ hôm nay không chỉ là niềm tự hào của các đôi vợ chồng mừng Kim khánh và Ngân khánh Hôn Phối, mà còn là niềm vinh dự chung cho cả giáo xứ, cho tất cả những ai là người Công giáo. Đây là dịp để mọi người cùng tuyên xưng đức tin. Thánh lễ này như một lời nhắn gửi của người Công giáo dành cho mọi người rằng: Hôn nhân rất quý và đáng để gìn giữ, và dù như thế nào đi nữa thì người Công giáo cũng không li dị.
Sau bài giảng, cha chánh xứ đã long trọng trao tặng Bằng Phép Lành của Tòa Thánh để chúc mừng kỷ niệm Kim khánh và Ngân khánh Hôn Phối đến tận tay các cụ và quý ông bà, anh chị.
Thánh lễ được tiếp nối sau đó cách long trọng và sốt sắng,
Lạy Chúa, tạ ơn là một việc làm cần thiết với người thụ ơn. Hôm nay đây, trong bầu không khí đặc biệt này, chúng con xin sấp mình cảm tạ ơn Chúa. Xin Chúa thương ban bảo vệ giữ gìn từng gia đình là hình ảnh của Thánh Gia, từng trẻ em là hình ảnh của Hài Nhi Giêsu, và xin tình yêu Thiên Chúa chan hòa trong mỗi gia đình. Nguyện xin Thánh Gia luôn nâng đỡ và gìn giữ gia đình chúng con. Amen
Đây là tên dùng để gọi một nhóm vật dụng, chữ Hán tự ghi là bài, nghĩa là “cái bảng, mảnh ván đề chữ làm dấu hiệu để yết thị; chiếc thẻ dùng để làm tin”. Từ tên chung là thẻ bài, tùy theo chất liệu làm nên chiếc thẻ mà có sự phân biệt là: kim bài (bài bằng vàng), ngân bài (bài bằng bạc), mộc bài (bài bằng gỗ), thạch bài (bài bằng đá)...; hay tùy theo công năng của từng chiếc thẻ mà gọi là: bội bài (bài để đeo), tín bài (bài làm tín vật), lệnh bài (bài giao việc)...
Những thẻ bài này là vật dụng đặc biệt, dùng để ghi công hay để phân biệt danh tính, phẩm hàm, địa vị, chức phận của các hạng quý tộc, quan binh thời Nguyễn. Theo khảo cứu của Đặng Ngọc Oánh trong bài Les distintions honorifiques annamites (B.A.V.H. No.4/1915) và của L. Sogny trong bài Les plaquettes des dignitaires et des mandarins à la Cour d’Annam (B.A.V.H. No.3/1926), thẻ bài gồm hai loại: một loại là những huân chương, huy chương để tưởng thưởng công trạng hay huy chương danh dự của triều đình ban tặng cho các bậc vương công, đại thần, binh sĩ và cả những người nước ngoài phụng sự cho triều Nguyễn. Loại kia là những “phục trang” đặc biệt để phân biệt địa vị, phẩm hàm của những hạng người khác nhau trong xã hội. Ngoài ra, còn có những chiếc thẻ bài có giá trị như giấy thông hành, dùng để ra vào nơi cung cấm, hay được dùng như giấy ủy nhiệm của quan lại cấp trên giao việc cho thuộc hạ.
Khởi thủy, vua Gia Long (1802 - 1820) cấp cho các quan trong Cơ Mật Viện một ngân bài (bài bằng bạc) để ra vào Đại Nội. Năm 1834, vua Minh Mạng (1820 - 1841) bắt đầu cho làm các thẻ bài bằng vàng, gọi là kim bài, có đề 4 chữ Hán: Cơ Mật Đại Thần để ban cho các quan lại cao cấp được sung vào Cơ Mật Viện. Tùy theo chức tước và phận sự, các thẻ bài do triều Nguyễn ban tặng cho các quan được làm bằng vàng, bằng bạc mạ vàng hay bằng bạc. Từ năm Thành Thái thứ 16 (1906) trở đi, quan lại văn võ từ hàm thất phẩm trở lên nhận thẻ bài làm bằng ngà, từ thất phẩm trở xuống nhận thẻ bài làm bằng sừng trâu. Bài của quân lính phục vụ trong Đại Nội thì làm bằng chì, sau đổi làm bằng gỗ mun.(*)
Quý nhất trong các loại thẻ bài chính là các kim bài của các bậc đế hậu hay quý tộc cao cấp. Đây là những món đồ trang sức của vua chúa, đồng thời cũng là vật thể hiện địa vị và đẳng cấp của người sở hữu chúng. Ngoài kim bài,vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các vương tôn còn đeo kim khánh và ngọc khánh. Nhà vua còn dùng kim bài, kim khánh và ngọc khánh như vật phong tặng, quà kỷ niệm hay vật ân thưởng cho quý tộc và quan lại cao cấp trong những dịp đặc biệt.
Kim bài của các vua triều Nguyễn thường có hình chữ nhật (8,5cm x 5cm), có 4 chữ Hán Thái bình thiên tử bằng vàng chạm nỗi và nạm 10 viên kim cương. Ngoài ra còn có loại kim bài hạng hai, khắc 4 chữ Hán Đại bang duy bình bằng vàng chạm nỗi và nạm 10 hồng ngọc, xung quanh có viền hoa văn hình lưỡng long khắc chìm.
Kim khánh làm bằng vàng có đính các hạt trân châu, mã não, là thứ huy chương quan trọng bậc nhất của triều Nguyễn. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, kim khánh chỉ dành riêng cho các thành viên hoàng gia và các quan lại có hàm đại học sĩ. Dưới triều Thiệu Trị (1841 - 1847) và Tự Đức (1848 - 1883) kim khánh gồm hai hạng: đại kim khánh và kim khánh. Từ năm 1885 triều đình đổi thành bốn hạng: đại kim khánh có đề 4 chữ Hán Báo nghĩa thù huân; trung kim khánh (hình dáng như đại kim khánh như nhẹ hơn); kim khánh có đề 4 chữ Hán Sanh thiện thượng công và tiểu kim khánh có đề 4 chữ Hán Lao năng khả tưởng. Mặt sau các kim khánh thường khắc ghi niên hiệu của triều vua cho chế tác và ban tặng kim khánh. Năm Thành Thái thứ 2 (1900), triều đình bỏ hạng trung kim khánh và thiết lập hệ thống kim khánh mới gồm ba hạng: nhất hạng kim khánh, nhị hạng kim khánh và tam hạng kim khánh dùng để trao trặng cho quần thần và cho cả người Pháp. Mặt sau các kim khánh này có khắc các chữ Hán Đại Nam hoàng đế sắc tứ. Đến triều Khải Định (1916 - 1925), kim khánh làm bằng vàng, có đề 4 chữ Khải Định ân tứ, được đựng trong một hộp bạc, chạm trỗ hoa văn lưỡng long triều nhật, chính giữa mặt trong có một ô hình trái xoan đề 4 chữ Hán Khải Định niên tạo và phía dưới có chữ ký nghệ nhân chế tác ở bên trái. Đối với các kim khánh ban cho phái nữ thì xung quanh các Hán tự có trang trí 2 hình chim phụng.(*)
Ngọc khánh có hình dáng tương tự như kim khánh nhưng được làm bằng ngọc quý, chủ yếu làm bằng cẩm thạch. Mặt trước ngọc khánh thường khắc 4 chữ Hán Thụ thiên vĩnh mệnh. Mặt sau khác niên hiệu của vị vua đang trị vì vào thời điểm ngọc khánh được chế tác hay ban tặng.
Việc chế tác các kim bài và kim khánh dưới thời Nguyễn được giao cho Kim ngân tượng cục thực hiện. Kim ngân tượng cục do vua Minh Mạng cho lập vào năm 1834, trực thuộc Sở Nội tạo. Đây là nơi trưng tập các thợ thủ công tài giỏi trong cả nước về nghề kim hoàn. Họ được tuyển vào làm việc ở Kim ngân tượng cục này để chuyên chế tác các vật dụng bằng vàng và bạc, cung ứng cho nhu cầu của hoàng gia và triều đình. Ngoài Kim ngân tượng cục, triều Nguyễn còn cho mở thêm hai tượng cục khác, chuyên chế tác các vật dụng liên quan đến vàng bạc. Đó là Kim mạo tượng ty chuyên chế tạo mũ mão bằng vàng cho vua và hoàng gia và Kim tương tượng ty chuyên chế tạo các vật phẩm có thếp vàng.(*)
Kim bài khắc các chữ An Tĩnh Công rao bán trên eBay.
Vua, hoàng hậu và các thành viên hoàng gia thường mang kim bài, kim khánh, ngọc khánh... trong các dịp thiết đại triều, trong những lễ lạt quan trọng của triều đình và trong các dịp nghinh đón quốc khách. Riêng vua Khải Định, thì ngoài kim bài, kim khánh và ngọc khánh, nhà vua còn đeo thêm các huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh… mà chính phủ Pháp trao tặng, nhất là trong các dịp lễ lạt có sự hiện diện của quan lại mẫu quốc.
165 năm sau ngày nhà Nguyễn cáo chung, phần lớn kim bài, kim khánh, ngọc khánh... của triều Nguyễn đã trở thành cổ vật trong các bảo tàng và sưu tập tư nhân ở nước ngoài. Trong một bài viết mới công bố gần đây, nhà nghiên cứu Philippe Truong (hiện sống ở Pháp) cho biết: Cách nay hai tháng, trên mạng eBay có đưa ra đấu giá một thẻ bài bằng bạc mạ vàng của An Tĩnh Công, giá bán cuối cùng lên đến 1919 euro. Ngoài ra, trong sưu tập huy chương của đại sứ Ý Antonio Benedetto Spada, hiện đang trưng bày tại bảo tàng Légion d’Honneur (Paris), có trưng bày 8 kim bài, 6 ngân bài và một số bài bằng ngà và sừng, kim khánh, ngân khánh, kim bội và kim tiền thời Nguyễn. Trong số đó, đáng chú ý nhất là kim bài khắc 4 chữ Hán Đại bang duy bình của vua Khải Định làm bằng vàng nạm 10 hồng ngọc, viền hoa văn lưỡng long và đại kim khánh bằng vàng có đề bốn chữ Hán Khải Định ân tứ, chứa trong một hộp bạc, khắc hoa văn lưỡng long triều nhật, chính giữa có một ô hình trái xoan đề chữ Khải Định niên tạo và chữ ký của nghệ nhân khắc ở phía dưới bên trái.(*)
Giới khảo cứu và dân chơi cổ ngoạn trong nước hiếm khi có dịp tận mắt chiêm ngưỡng những trân bảo ấy, may mắn lắm cũng chỉ nhìn thấy hình dáng “của hiếm” trong những catalogue in ấn ở ngoại quốc mà thôi. Âu đó cũng là một thiệt thòi cho giới sưu tầm và ưa chuộng cổ vật nước nhà vậy.
(*) Các thông tin này trích từ bài viết “Vài bảo vât nhà Nguyễn tại Âu châu” của nhà nghiên cứu Philippe Truong.