Đi Lễ Chùa Gần Hà Nội

Đi Lễ Chùa Gần Hà Nội

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng nhất Hà Nội. Mọi người thường truyền tai nhau câu nói “chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Trong suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn tin tưởng chọn nơi đây để đến khấn cầu mong cho đường tình duyên được suôn sẻ.

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa cầu tình duyên nổi tiếng nhất Hà Nội. Mọi người thường truyền tai nhau câu nói “chùa Hà khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Trong suốt nhiều năm qua, nhiều người vẫn tin tưởng chọn nơi đây để đến khấn cầu mong cho đường tình duyên được suôn sẻ.

Cầu duyên ở chùa Hà cần chuẩn bị những gì?

Ngoài thành tâm thì lễ mang đi khi đến cầu duyên tại chùa Hà cũng rất quan trọng. Thông thường người đi lễ phải chuẩn bị 3 phần đặt ở 3 ban quan trọng như sau:

- Lễ đặt ban Tam Bảo: do đây là nơi thờ Phật nên không để lễ mặn và tiền vàng. Chỉ để hoa quả, bánh kẹo chay, hoa tươi, nến, nhang và sớ đã viết dâng lên.

- Lễ đặt ban Đức Ông: mâm lễ ban này có thể để các món mặn, kèm theo đó là tiền vàng, rượu, trà, thuốc và sớ dâng lên Đức Ông.

- Lễ đặt ban thờ Mẫu: đây là mâm lễ quan trọng, ngoài tiền vàng, bánh kẹo và sớ thì còn phải nhớ có 5 bông hồng đỏ tươi, trầu cau và tiền công đức.

Khi vào chùa bạn nên viết sớ, lễ lần đầu thì cần 3 sớ: 1 sớ ban Tam Bảo, 1 sớ ban Đức Chúa Ông, 1 sớ ban Mẫu

Nếu không tiện mua trước thì có thể tới trước cổng chùa mua. Các quán quanh chùa sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ cho một người dâng 3 ban, giá khoảng là 270.000  – 300.000đ nhé.  Viết sớ giá 50.000đ/ 3 tờ, đặt vào lễ tại 3 ban.

Dâng sớ cùng đồ lễ từng ban. Sau khi đã dâng đồ lễ chỉ thắp 5 nén hương (nên thắp ngoài sân gần chỗ hoá vàng – cạnh hồ nước).

Từ hồ nước vào trong có 5 bát hương lớn, đi 1 vòng cắm mỗi bát 1 nén, vái 3 vái.

Sau khi đã cắm hương xong vào khấn đầu tiên từ Ban Đức Chúa Ông (xin công danh tài lộc), rồi qua Ban Tam Bảo (cầu bình an), vái 3 vái bên Ban Đức Thánh Hiền (xin khai tâm khai sáng, kết quả học tập tốt nếu bạn đang đi học).

Rồi vái 3 vái mỗi Đức Hộ Pháp trái phải, vái cả Thập Nhị Diêm Vương ở 2 bên.

Nhà Mẫu ở bên dưới, ban chính giữa nhà. Đầu tiên xuống nhà Mẫu bạn phải quỳ, chắp tay mặt hướng lên, sau đấy khấn.

Sau khi xin mẫu xong tiếp tục quỳ, mặt hướng xuống, vái ban Ngũ Hổ các Quan Âm Dinh ở ngay dưới Ban Mẫu.

Sau đấy đứng lên vái 3 vái ban thờ Sư Tổ bên phải, rồi vái nốt ban thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát ở bên trái.

Xong lễ nhà Mẫu thì đi lên Đình Bối Hà nhà trên bên tay phải (nhà đầu tiên đập vào mắt lúc bạn vào chùa)

Sau đấy bạn đi ra khỏi chùa vái 3 vái 2 Ngài trông coi cửa chùa 2 bên.

Một bài khấn cầu duyên ở chùa Hà đúng phải có đầy đủ 5 phần: tạ, sám hối, hứa, xin và lễ. Bài văn khấn mẫu dưới đây bạn có thể chép lại học thuộc hoặc ghi ra giấy, lưu trong điện thoại khi đi lễ nhẩm theo. Nếu muốn đọc dễ hiểu hơn thì cũng có thể dựa theo các ý mà viết lại. Cụ thể bài khấn như sau:

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua - phần tạ.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác - phần sám hối và hứa.

Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

(nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.

Đến chùa Hà là địa điểm linh thiêng nên dù cầu duyên hay chỉ tham quan vãn cảnh bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

- Không mặc đồ ngắn, hở hang, mặc váy phải dài và kín đáo. Nên tắt tiếng điện thoại và không nói tục, chửi bậy, nói lời báng bổ không tốt khi vào chùa.

- Không chụp ảnh, đùa nghịch làm hỏng cảnh quan chùa.

- Khi đi cầu duyên ở chùa Hà làm lễ cầu xin chỉ dành cho những người duyên chưa tới, còn ai có tình duyên rồi mà đến cầu hoặc đi một cặp đôi thì sẽ trở thành tan vỡ sau khi về.

- Khi khấn nên nhỏ tiếng, tránh làm ồn đến mọi người xung quanh. Và quan trọng là cầu duyên xin gặp được người định mệnh toàn tâm hợp với mình, chứ không phải là xin người yêu cho xong.

- Tùy vào mỗi người mà xin 1 lần hay nhiều lần tình duyên mới đến, cũng như đến chậm hay nhanh.

Cuối cùng, hãy nhớ dù đi cầu duyên ở chùa Hà hay bất cứ ngôi chùa nào linh thiêng khác bạn cũng phải có lòng thành gửi gắm thì mới thành tâm toại nguyện.

Kì nghỉ lễ 30/4 sắp tới gần và nhiều du khách Hà Thành hiện đang phân vân không biết nghỉ lễ 30/4 nên đi đâu chơi gần Hà Nội? Nhận biết được nhu cầu tìm kiếm một địa điểm vui chơi gần Hà Nội của nhiều du khách trong dịp lễ này, Viet Fun Travel đã lên một danh sách Top những địa điểm du lịch gần Hà Nội nên đi trong kì nghỉ lễ 30/4. Hãy cùng điểm tên những địa điểm du lịch này nhé.

-> Xem thêm: Những địa điểm đi chơi lễ 30/4 cực Hot

Làng cổ Đường Lâm là chốn bình yên lý tưởng để thư giãn trong dịp nghỉ lễ 30/4

Nếu muốn tìm một địa điểm du lịch yên tĩnh có phong cảnh đẹp và bình yên để thư giãn trong dịp nghỉ lễ 30/4, du khách hãy đến với làng cổ Đường Lâm. Ngôi làng cổ này chỉ cách Hà Nội khoảng 45km nên du khách chỉ mất hơn 1h đồng hồ di chuyển bằng xe máy là đến được địa điểm du lịch này. Sau khi qua cổng làng nằm bên gốc đa cổ thụ, du khách sẽ bước vào hành trình khám phá ngôi làng cổ xưa nhất ở Hà Nội.

Đến làng cổ Đường Lâm có gì chơi? Đầu tiên, du khách sẽ được nhìn ngắm lại không gian làng xưa của người Việt. Ở đây không có những tòa nhà cao tầng, những con phố nhộn nhịp mà thay vào đó là những ngôi nhà nhỏ đơn sơ được xây bằng gạch đỏ, cùng những con đường làng nhỏ xinh xắn và bình yên.

Các bạn trẻ thích thú tạo dáng chụp ảnh bên những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm

Đến tham quan làng cổ Đường Lâm, du khách nhớ ghé lại tham quan đình Mông Phụ, chùa Mía, đền thờ Phùng Hưng, nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh. Du khách cũng đừng quên thưởng thức những món bánh gai, kẹo lạc, tương… đặc sản du lịch của làng cổ Đường Lâm. Khởi hành:Hàng ngày (8:00 - 16:00) Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Hà Nội Lịch trình: Hà Nội

Khởi hành:Hàng ngày (8:00 - 16:00)

Danh thắng Tràng An , Tam Cốc – Bích Động

Về Ninh Bình trong kì nghỉ lễ 30/4, du khách sẽ có riêng cho mình và gia đình những trải nghiệm du lịch vô cùng thú vị tại danh thắng Tràng An, Tam Cốc – Bích Động. Nơi đây còn được nhiều du khách gọi ví von là “Nam Thiên Đệ Nhị Động” hay “Vịnh Hạ Long trên cạn”. Tại sao lại có cái tên đó? Đó là bởi vì phong cảnh thiên nhiên ở danh thắng Tràng An, Tam Cốc – Bích Động có vẻ đẹp sánh ngang với vịnh Hạ Long và động Hương Tích (Nam Sơn Đệ Nhất Động).

Danh thắng Tràng An là thiên đường du lịch du khách không thể bỏ qua trong dịp nghỉ lễ 30/4

Gọi là danh thắng Tràng An, Tam Cốc – Bích Động bởi danh thắng này do 3 địa danh Tràng An, Tam Cốc và Bích Động hợp lại mà thành. Tràng An là một di sản thiên nhiên thế giới vô cùng đẹp do một dòng sông chảy qua những núi đá vôi và hang động mà thành. Còn Tam Cốc – Bích Động là hai trong số những địa điểm tham quan đẹp nhất bên trong quần thể di tích Tràng An. Để đi thuyền khám phá hết cảnh đẹp ở danh thắng Tràng An, du khách cần phải mất khoảng 2 – 3 ngày. Vì thế, trước khi chọn đi danh thắng Tràng An trong kì nghỉ lễ 30/4, du khách phải biết lễ 30/4 được nghỉ mấy ngày? Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 - 19h00) Thời gian: 1 Ngày Điểm khởi hành: Hà Nội Lịch trình: Hà Nội - Chùa Hương

Khởi hành:Hàng ngày (Từ 8h00 - 19h00)

Lịch trình: Hà Nội - Chùa Hương

Thời gian 2 ngày nghỉ lễ 30/4 cũng đủ để du khách Hà Nội lên kế hoạch cho một chuyến đi khám phá vịnh Hạ Long – một trong những kì quan thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận. Nằm cách Hà Nội 165km, kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có đầy đủ tất cả những yếu tố du khách cần cho 1 kì nghỉ lễ như những địa điểm du lịch thiên nhiên tuyệt đẹp, những trải nghiệm đi thuyền, tắm biển thú vị, không khí thì trong lành và bình yên…

Vịnh Hạ Long sở hữu hàng trăm hòn đảo và hang động tuyệt đẹp

Đến với vịnh Hạ Long, du khách sẽ được khám phá hàng trăm đảo đá xinh đẹp, muôn hình muôn vẻ như hòn Đỉnh Hương, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương… Ẩn trong những hòn đảo đá vôi đó là hệ thống các hang động lộng lẫy, đầy mê hoặc như động Thiên Cung, hang Sửng Sốt, hang Luồn, hang Đầu Gỗ… Mỗi một hang động ở vịnh Hạ Long đều có một vẻ đẹp huyền bí riêng nên du khách nếu có thời gian thì nên khám phá hết vẻ đẹp của những hang động này.

Để di chuyển qua lại giữa các đảo trên vịnh Hạ Long, du khách có thể lựa chọn đi trên du thuyền sang trọng, thuyền gỗ hoặc thuyền kayak. Tuy nhiên, dù đi bằng thuyền nào thì du khách vẫn có được những giây phút đáng nhớ để lưu lại làm kỉ niệm khi trở về.

Đi thuyền khám phá cảnh đẹp vịnh Hạ Long là một trải nghiệm vô cùng thú vị

Lịch trình: Sài Gòn - Hà Nội - Vịnh Hạ Long - Tuần Châu - Tràng An - Hà Nội - Sài Gòn

Nếu đã khám phá hết các đảo và hang động trên vịnh Hạ Long, du khách hãy dành ít thời gian để ghé lại tham quan làng chài Cửa Vạn – làng chài nổi tiếng nhất trên vịnh Hạ Long. Đến đây, du khách sẽ khám phá vẻ đẹp bình dị của làng chài ven biển, tìm hiểu đời sống của ngư dân sống ở đây. Ngoài ra, du khách đừng quên thưởng thức các món ăn hải sản được chính tay các ngư dân làng chài chế biến.

Xem thêm “Lễ 30/4 đi đâu chơi ở Đà Nẵng?”

Lễ 30/4 là kì nghỉ lễ dài trong năm nên du khách nào cũng muốn tìm 1 địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn để đi trong dịp lễ này. Nếu chưa biết nghỉ lễ 30/4 nên đi đâu chơi gần Hà Nội? Du khách có thể chọn đến một trong số các địa điểm du lịch được Viet Fun Travel “bật mí” ở trên nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được cho mình một kì nghỉ lễ 30/4 thật tuyệt vời tại những địa điểm du lịch này.

Đi lễ chùa đầu năm trở thành truyền thống của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt.

Người ta tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện những điều an lành, mà còn là để con người tìm đến chốn thanh tịnh, để bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãn cảnh. Trong tâm thức của người Việt, đền chùa là chốn linh thiêng, trang nghiêm nhưng cũng vô cùng gần gũi. Chính vì thế mà nhiều người chọn lui tới nơi cửa chùa để tìm lại cảm giác bình yên tĩnh lặng. Ngay từ những ngày đầu năm, nhiều ngôi đền, chùa trên địa bàn tỉnh đã đông đảo người dân đến cầu cho năm mới bình an và may mắn.

Trong tiết trời se lạnh sáng xuân Giáp Thìn, người đến chùa mỗi lúc một đông, già trẻ gái trai đều có, kể cả các cháu nhỏ cũng hồn nhiên tung tăng theo ông bà, cha mẹ, tay cầm nén hương, thành kính nguyện cầu những điều tốt đẹp. Đi lễ chùa đầu năm là việc làm không thể thiếu mỗi độ tết đến xuân về của gia đình anh Long Văn Tùng, tổ 8, thị trấn Trà Lĩnh (Trùng Khánh). Anh Tùng cho biết: Tôi thưởng cầu chúc cho gia đình và tất cả mọi người được an lành, con cái chăm ngoan, học giỏi.

Cũng như anh Tùng, chị Hoàng Thị Hoà, tổ 3, thị trấn Thanh Nhật (Hạ Lang) chia sẻ: Tôi thường xuyên đến chùa để cầu nguyện, đặc biệt là mỗi dịp lễ, Tết. Giữa không gian tĩnh lặng trang nghiêm, tiếng chuông chùa vang lên hoà quyện với hương trầm thoang thoảng khiến cho tâm hồn tôi thư thái và khát vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc.

Chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc toạ lạc tại núi cao thuộc địa phận xã Đàm Thuỷ (Trùng Khánh). Đứng trên chùa có thể ngắm trọn Thác Bản Giốc hùng vĩ giữa núi non mây trời trùng điệp. Những ngày Tết, người dân và du khách gần xa đã đổ về đây để đi lễ đầu năm. Người đi chùa không chỉ cầu mong cho một năm mới bình an, may mắn đến với bản thân và gia đình mà tìm về cội nguồn dân tộc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Tại Chùa Phố Cũ (Thành phố), mỗi ngày có hàng trăm người đến thắp những nén hương thơm và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp. Người cầu tài, người cầu sức khỏe, người cầu may mắn, có người đến để xin chữ đầu năm hay những câu đối có ý nghĩa để đem về nhà treo ở nơi trang trọng nhất, cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống.

Phong tục đi lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống, là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người, thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, qua đó vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ.