Cha Mẹ Bảo Lãnh Con Trên 21 Tuổi Độc Thân Bao Lâu

Cha Mẹ Bảo Lãnh Con Trên 21 Tuổi Độc Thân Bao Lâu

Ngoài việc CHA MẸ MỸ BẢO LÃNH CON ĐỘC THÂN DIỆN F1 thì còn có nhiều hình thức khác nhau để bảo lãnh con sang Mỹ, tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân và độ tuổi của người được bảo lãnh cũng như tình trạng di trú của người bảo lãnh. Dưới đây là các diện bảo lãnh con phổ biến:

Ngoài việc CHA MẸ MỸ BẢO LÃNH CON ĐỘC THÂN DIỆN F1 thì còn có nhiều hình thức khác nhau để bảo lãnh con sang Mỹ, tùy thuộc vào tình trạng hôn nhân và độ tuổi của người được bảo lãnh cũng như tình trạng di trú của người bảo lãnh. Dưới đây là các diện bảo lãnh con phổ biến:

Thời gian xử lý diện F1 mất bao lâu?

Thời gian xử lý hồ sơ định cư Mỹ diện F1 tương đối lâu vì số lượng thị thực mỗi năm bị giới hạn. Thông thường, công dân Hoa Kỳ bảo lãnh con cái độc thân trên 21 tuổi sẽ có thời gian chờ đợi từ 6 - 7 năm tùy theo từng trường hợp.

Để quá trình xử lý hồ sơ F1 không bị chậm trễ, người nộp đơn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các tài liệu, bằng chứng  được yêu cầu, thanh toán lệ phí đúng thời hạn. Nếu người nộp đơn không hiểu rõ các thủ tục để bảo lãnh con cái sang Mỹ thì tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ từ luật sư di trú có kinh nghiệm để giúp quá trình bảo lãnh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Tất cả đương đơn cần phải làm thủ tục trước khi phỏng vấn.

Khám sức khỏe có thể thực hiện trước hoặc sau khi phỏng vấn. Để nhận visa mà không cần phải bổ sung giấy tờ, khám sức khỏe nên thực hiện trước khi đi phỏng vấn.

Khám sức khỏe và chích ngừa được thực hiện tại những đơn vị do Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định. Lưu ý, phải có lịch phỏng vấn mới được đi khám sức khỏe.

Ở Tp.HCM, khám sức khỏe tại Chợ Rẫy và IOM, chích ngừa tại Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Tp.HCM.

Ở Hà Nội, khám sức khỏe tại IOM, chích ngừa tại Bệnh viện Hồng Ngọc Hà Nội.

Kết quả khám sức khỏe sẽ được chuyển đến nhà qua bưu điện hoặc người đi khám trực tiếp đi lấy. Người đi khám sẽ nhận được tờ eMedical để nộp khi phỏng vấn và một bộ hồ sơ mang qua Mỹ gồm đĩa CD Xquang phổi đã niêm phong (không được mở ra kể cả khi đến Hoa Kỳ) và phiếu tiêm ngừa màu trắng.

Trong trường hợp Xquang phổi có vấn đề, đương đơn phải thử đàm, kết quả sẽ được báo sau 8 – 10 tuần. Trường hợp phải điều trị lao cần uống thuốc dưới sự chứng kiến của nhân viên y tế trong vòng 6 tháng.

Công việc chuẩn bị tiếp theo sau khi khám sức khỏe là đăng ký địa chỉ nhận visa. Đương đơn tạo tài khoản trên trang web ustraveldocs.com để đăng ký thông tin và địa chỉ nhận visa diện F2B.

Nếu không đăng ký địa chỉ trước phỏng vấn, Lãnh sự không biết gửi visa về đâu, bạn sẽ phải làm thủ tục bổ sung mất thời gian.

KINH NGHIỆM PHỎNG CẤN DÀNH CHO VISA BẢO LÃNH CON ĐỊNH CƯ MỸ DIỆN F1

Cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện bởi viên chức lãnh sự tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ nơi bạn cư trú. Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi về lý lịch, mối quan hệ của bạn với cha/mẹ là công dân Mỹ và lý do bạn muốn nhập cư vào Mỹ.

Bạn cũng sẽ được yêu cầu xuất trình các giấy tờ cần thiết để hỗ trợ cho đơn xin thị thực của mình, chẳng hạn như hộ chiếu, giấy khai sinh và Lý lịch tư pháp…

Điều quan trọng là đến đúng giờ. Bạn cũng nên chuẩn bị để trả lời các câu hỏi một cách trung thực và chính xác. Nếu bạn không thể tham dự cuộc phỏng vấn, bạn có thể yêu cầu sắp xếp lại lịch phỏng vấn, nhưng bạn sẽ phải cung cấp lý do chính đáng cho yêu cầu đó.

Nếu bạn cần được được hướng dẫn về quy trình phỏng vấn xin thị thực và cách sắp xếp hồ sơ giúp đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc phỏng vấn của mình vui lòng liên hệ Hotline: 0938165817 ABA VISA & LAW SERVICES để được hỗ trợ.

VISA DIỆN F1 (FIRST PREFERENCE LÀ GÌ?

Visa diện F1 (First Preference) là loại visa định cư dành cho con cái chưa kết hôn của công dân Mỹ. Đây là một phần của hệ thống thị thực ưu tiên gia đình của Mỹ. Visa này cho phép người được bảo lãnh có quyền định cư hợp pháp tại Mỹ.

CÁC DIỆN BẢO LÃNH CON PHỔ BIẾN THEO LUẬT DI TRÚ MỸ

Diện IR2 (Immediate Relative): Con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Mỹ. Đây là diện bảo lãnh trực tiếp và không có giới hạn số lượng visa hàng năm.

Diện F1 (First Preference): Con cái chưa kết hôn trên 21 tuổi của công dân Mỹ. Đây là diện bảo lãnh ưu tiên thứ nhất, có giới hạn số lượng visa hàng năm.

Diện F2A (Second Preference A): Con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của thường trú nhân (người có thẻ xanh). Đây là diện bảo lãnh ưu tiên thứ hai nhóm A, có giới hạn số lượng visa hàng năm.

Diện F2B (Second Preference B): Con cái chưa kết hôn trên 21 tuổi của thường trú nhân (người có thẻ xanh). Đây là diện bảo lãnh ưu tiên thứ hai nhóm B, có giới hạn số lượng visa hàng năm.

Diện F3 (Third Preference): Con cái đã kết hôn của công dân Mỹ, không phân biệt độ tuổi. Đây là diện bảo lãnh ưu tiên thứ ba, có giới hạn số lượng visa hàng năm.

Diện IR3 và IR4 (Adopted Children): Trẻ em được công dân Mỹ nhận nuôi từ nước ngoài. IR-3 dành cho trẻ em đã hoàn tất thủ tục nhận nuôi ở nước ngoài, và IR-4 dành cho trẻ em được nhận nuôi sau khi nhập cảnh vào Mỹ.

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu CHA MẸ QUỐC TỊCH MỸ BẢO LÃNH CON ĐỘC THÂN DIỆN F1 NHƯ THẾ NÀO? Quy trình này cần đáp ứng những yêu cầu gì từ Chính Phủ Hoa Kỳ. Hãy cùng ABA VISA & LAW SERVICES tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về diện bảo lãnh định cư đang rất được quan tâm này nhé!

Bước 4: Hoàn tất đơn xin thị thực DS-260

Con trai và con gái đủ điều kiện nhập cư phải hoàn thành mẫu DS-260, Đơn xin thị thực nhập cư. Sau khi nộp mẫu DS-260 trực tuyến, đương đơn phải in trang xác nhận và mang đến buổi phỏng vấn.

Đương đơn đến phỏng vấn tại Lãnh sự quán/Đại sứ quán theo đúng ngày và giờ trên thư hẹn phỏng vấn. Viên chức lãnh sự sẽ phỏng vấn những người thụ hưởng để xác định khả năng đáp ứng các điều kiện nhập cư của ứng viên. Nếu thị thực định cư F1 của đương đơn được chấp nhận, bạn sẽ được thông báo về cách thức và thời điểm nhận lại hộ chiếu và visa.

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHA MẸ MỸ BẢO LÃNH CON ĐỘC THÂN DIỆN F1

Để cha mẹ có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi theo diện F1 (First Preference), cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Điều kiện đối với cha mẹ bảo lãnh (người bảo lãnh):

Quốc tịch Mỹ: Người bảo lãnh phải là công dân Mỹ (đã có Quốc tịch Mỹ).

Mối quan hệ hợp pháp: Người bảo lãnh phải chứng minh mối quan hệ hợp pháp với người được bảo lãnh. Điều này có thể bao gồm giấy khai sinh, giấy tờ nhận con nuôi, hoặc các tài liệu pháp lý khác xác nhận mối quan hệ cha mẹ – con cái.

Nộp đơn I-130: Người bảo lãnh phải nộp đơn bảo lãnh lên Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) và đợi đến khi đơn được chấp thuận.

Cam kết tài chính: Người bảo lãnh phải chứng minh khả năng tài chính để hỗ trợ người được bảo lãnh.

Điều kiện đối với con độc thân trên 21 tuổi (người được bảo lãnh):

Tình trạng độc thân: Người được bảo lãnh phải độc thân. Nếu người được bảo lãnh kết hôn trong quá trình chờ đợi, diện bảo lãnh sẽ chuyển sang F3 (Married Sons and Daughters of U.S. Citizens). Trên 21 tuổi: Người được bảo lãnh phải trên 21 tuổi tại thời điểm nộp đơn.

QUY TRÌNH ĐỂ CHA MẸ MỸ BẢO LÃNH CON ĐỘC THÂN DIỆN F1

BƯỚC 1: Người bảo lãnh nộp đơn I-130 cùng các tài liệu hỗ trợ như giấy khai sinh, giấy chứng nhận quốc tịch, và các tài liệu khác chứng minh mối quan hệ hợp pháp.

BƯỚC 2: USCIS sẽ xét duyệt đơn I-130. Nếu đơn được chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC).

BƯỚC 3: Người được bảo lãnh phải chờ đến khi ngày ưu tiên (priority date) của họ được cập nhật theo thời gian trên Bản tin Thị thực (Visa Bulletin).

BƯỚC 4:  Khi ngày ưu tiên trở thành hiện hành, NVC sẽ hướng dẫn người được bảo lãnh nộp đơn xin visa nhập cư và các tài liệu cần thiết khác.

BƯỚC 5: Người được bảo lãnh sẽ tham gia phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Mỹ. Tại đây, họ cần cung cấp các bằng chứng về mối quan hệ và các tài liệu hỗ trợ khác.

BƯỚC 6: Nếu visa được cấp, người được bảo lãnh có thể nhập cảnh vào Mỹ và trở thành thường trú nhân (người có thẻ xanh).

LƯU Ý: Quá trình này có thể mất nhiều năm, vì số lượng visa diện F1 có giới hạn hàng năm và thời gian chờ đợi có thể kéo dài. Điều quan trọng là phải duy trì tình trạng độc thân trong suốt quá trình chờ đợi để không làm ảnh hưởng đến diện bảo lãnh.