Ảnh Người Dân

Ảnh Người Dân

☑️ Tải Corel | Hình ảnh số: V004368 | Dung lượng: 6,83 MB - Tải file gốc: File cdr, File corel, Coreldraw, Công an nhân dân, Corel nhà nước, Khối nhà nước. Kho tài nguyên đa dạng các thể loại thiết kế file gốc tải ngay dành cho hội viên. Sử dụng tài nguyên tuyệt vời này với mục đích cá nhân phục vụ cho học tập nghiên cứu.

☑️ Tải Corel | Hình ảnh số: V004368 | Dung lượng: 6,83 MB - Tải file gốc: File cdr, File corel, Coreldraw, Công an nhân dân, Corel nhà nước, Khối nhà nước. Kho tài nguyên đa dạng các thể loại thiết kế file gốc tải ngay dành cho hội viên. Sử dụng tài nguyên tuyệt vời này với mục đích cá nhân phục vụ cho học tập nghiên cứu.

Hàng xóm gọi nhau thức dậy dọn lụt

Đến 12 giờ ngày 5.11, mưa lớn vẫn tiếp diễn tại TP.Đà Nẵng. Mưa lớn kéo dài liên tục từ rạng đã gây ngập lụt nghiêm trọng tại TP.Đà Nẵng khiến nhiều khu dân cư chìm trong biển nước. Tại khu dân cư đường Mẹ Suốt (P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu), nơi được cho là "rốn" lũ của TP.Đà Nẵng, người dân đã thức trắng đêm để chạy lũ.

"Mưa lớn lúc nửa đêm khiến nước ngập vào nhà rất nhanh, hàng xóm í ới gọi nhau thức dậy dọn lụt…", ông Trịnh Thanh Tình (trú đường Mẹ Suốt, P.Hòa Khánh Nam) kể lại.

Bộ đội lội nước lụt vào kiệt đường Mẹ Suốt (P.Hòa Khánh Nam) để giúp dân di chuyển đồ đạc

Bộ đội gõ cửa từng nhà để đưa người dân đi sơ tán

Ghi nhận của PV Thanh Niên lúc 10 giờ ngày 5.11, tại các khu dân cư tổ 36, 37, 38 đường Mẹ Suốt có nhiều nhà dân bị ngập sâu. Từ rạng sáng, lực lượng quân đội, công an đã sơ tán nhiều hộ dân đến nơi an toàn.

Khăn gói theo chân lực lượng vũ trang rời khỏi căn nhà cấp 4, bà Đoàn Thị Hương Lan (trú tổ 32 đường Mẹ Suốt) cho biết mưa lớn bắt đầu từ nửa đêm, gia đình bà phải thức trắng kê đồ đạc lên cao rồi chờ trời sáng để đi sơ tán.

"Mưa lớn nên ngồi trong nhà nhìn ra đường không thấy gì hết, đến 5 giờ sáng nước ngập hết đường sá. Nhà tôi bị ngập gần 1m… Bây giờ phải lo đi sơ tán chứ có khi đến chiều nước ngập tới nóc nhà. Ám ảnh cảnh ngồi trên nóc nhà cả đêm kêu cứu hồi đợt mưa lụt năm 2022 nên bây giờ gia đình tôi theo chân bộ đội đi sơ tán sớm", bà Lan chia sẻ.

Bà Đoàn Thị Hương Lan (trú tổ 32 đường Mẹ Suốt) theo chân lực lượng chức năng đi sơ tán

Mưa lớn khiến nước ở khu vực rốn lũ Mẹ Suốt dâng cao, người dân rời khỏi nhà đi tránh lụt

Các khu dân cư đường Mẹ Suốt nước ngập sâu, có nơi ngập sâu hơn 1m

Thức trắng đêm để dọn dẹp, đưa tài sản lên cao tránh ngập lụt, anh Lê Văn Lạt (tổ 32, P.Hòa Khánh Nam) cùng vợ mệt mỏi ngồi trên chiếc giường ở giữa nhà, xung quanh mênh mông nước. "Con nhỏ đã được gởi qua nhà người thân trông coi, vợ chồng tôi quay về nhà dầm mình kê dọn đồ đạc. Còn cái tủ lạnh nặng quá nên chờ để nhờ các chú bộ đội đưa lên cao giúp", anh Lạt nói.

Yên Bái: 1 cháu bé tử vong do sập nhà từ mưa bão số 3

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Yên Bái, tính đến 11h trưa 8-9 mưa lũ do ảnh hưởng bão số 3 đã làm 1 người chết.

Cụ thể, mưa bão đã khiến cháu S.T.T., (10 tuổi) ở thôn suối Lót, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn tử vong do sập nhà.

Mưa bão cũng làm 439 nhà bị thiệt hại, trong đó 1 nhà ở huyện Yên Bình bị sập đổ hoàn toàn; 1 nhà huyện Mù Cang Chải bị hư hỏng nặng; 13 nhà huyện Trạm Tấu bị sạt lở, ta-luy ảnh hưởng…

Đồng thời làm 610,48 ha diện tích cây trồng bị thiệt hại; 175 con gia cầm, 4 con gia súc bị chết; 400m2 nuôi cá tầm và 3 hộ bị lũ cuốn trôi đường dây dẫn nước dẫn đến mất nước bể nuôi cá, nguy cơ gây thiệt hại số lượng cá tầm trong bể tại xã Việt Hồng.

Các tuyến đường giao thông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, đường tỉnh lộ 174 (Văn Chấn - Trạm Tấu) sạt lở tại km 26, khối lượng khoảng 100 m3 và sạt lở đất đá nhiều điểm ảnh hưởng đến giao thông hiện cơ quan chức năng đang triển khai khắc phục để đảm bảo lưu thông trên tuyến.

Huyện Văn Chấn bị Trôi 1 cầu phao dẫn vào thôn Đá Đen và thôn Khe Trầu xã An Lương, tạm thời chia cắt khoảng 30 hộ dân. Một số tuyến đường bị sạt lở (xã Nậm mười, Sùng Đô, Suối Giàng) nhưng không gây ách tắc hoàn toàn, hiện đang chỉ đạo khắc phục.

Tại huyện Mù Cang Chải, đường 175B đoạn gần ngã ba vào Làng Sang bị sạt ta-luy dương gây ách tác giao thông không đi lại được. Đường giao thông nông thôn bị sạt lở nhiều đoạn hiện đang thống kê; Ngầm tràn cầu bản Nậm Khắt, Pú Cang, cầu gỗ bản Cáng Dông xã Nậm Khắt bị ngập sâu không đi qua lại được.

Thị xã Nghĩa Lộ, sạt lở đất xuống đường giao thông nông thôn ở thôn Nậm Đông, xã Nghĩa An; Ngập cục bộ một số tuyến đường giao thông (thôn 7 xã Nghĩa Lộ; bản Đoàn Kết, bản Vãn, xã Sơn An; Năm Hăn Thượng, xã Phù Nham; Khá Hạ, xã Thanh Lương; đập tràn Phù Nham, đập tràn Nậm Đông, xã Nghĩa An).

Mưa bão cũng khiến một số công trình y tế, công trình công cộng , thủy lợi, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng. Trung tâm y tế huyện Trạm Tấu bị sạt ta-luy dương thiệt hại, hư hỏng nhiều công trình tại đây.

Hà Nội: Người dân chung tay dọn dẹp sau bão

Theo ghi nhận, trong sáng nay, tại nhiều chung cư ở khu vực Đại Mỗ (Nam Từ Liêm), Dương Nội (Hà Đông), Hoài Đức... ban quản trị, ban quản lý các tòa nhà đã kêu gọi người dân sống tại đây phối hợp với các lực lượng tham gia dọn dẹp, chặt các cây xanh bị đổ xung quanh.

Rất nhiều người dân đã cùng nhau tham gia dọn dẹp. "Cây đổ quá nhiều mà các lực lượng chức năng, nhân viên ban quản lý thì ít nên chúng tôi cùng xuống hỗ trợ chặt cây, dọn dẹp cho nhanh", anh Đức Anh, ở chung cư tại khu vực Hà Đông nói.

Sáng sớm 8-9, trước tình hình thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, đặc biệt tại nhiều phường ở Hà Đông có nhiều cây xanh, biển quảng cáo… gãy đổ gây ảnh hưởng đến lưu thông và an toàn giao thông của người dân, Học viện An ninh Nhân dân đã cử 300 học viên phối hợp cùng chính quyền phường Văn Quán, phường Phúc La ra quân dọn dẹp, thu gom các cây xanh, biển quảng cáo, gian hàng… đang gãy đổ trên đường, vỉa hè.

"Với tinh thần sẵn sàng hỗ trợ cùng chính quyền địa phương và người dân, các học viên của Học viện sẽ chủ động phối hợp tham gia công tác khắc phục thiệt hại sau bão với tinh thần trách nhiệm cao nhất" - Đại uý Phùng Anh Tuấn - Cán bộ Phòng Quản lý học viên (Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện) chia sẻ.

Chị Thương (người dân Khu đô thị Văn Quán - Hà Đông) chia sẻ sáng nay tỉnh dậy sau cơn bão, chị cảm thấy bàng hoàng khi trước nhà là cây cối ngổn ngang chắn hết lối đi. Cả con đường lớn trong khu đô thị có tới hàng chục cây gãy đổ, cả cột điện, đèn đường cũng bị gãy… nằm la liệt trên đường.

Trên vỉa hè, những gian hàng bánh trung thu được dựng lên đều bị đổ sập do mưa bão đánh quật và các cây đổ dè lên.

"Tôi sống ở đây hơn 40 chưa từng chứng kiến cảnh tượng đáng sợ như vậy. Cũng biết là cơn bão sẽ rất lớn, thiệt hại nặng nhưng nhìn cây cối gãy đổ la liệt trên đường rất ám ảnh.

Với lượng cây cối, cột điện, đèn đường và nhiều cơ sở… bị gãy đổ, thiệt hại như vậy, rất cần có thêm lực lượng chức năng, quân đội, công an hỗ trợ người dân mới sớm ổn định lại cuộc sống và đảm bảo an toàn giao thông cho người dân chuẩn bị cho đầu tuần mới đi làm trở lại" - chị Thương bày tỏ.

Người dân chung tay dọn dẹp sau bão - Ảnh: THÀNH CHUNG

Hơn 300 học viên Học viện An ninh nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng dọn dẹp cây xanh, biển quảng cáo và các gian hàng gãy đổ trên đường Nguyễn Khuyến, đường 19/5 - Ảnh: NGỌC AN

Hơn 300 học viên Học viện An ninh nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng dọn dẹp cây xanh, biển quảng cáo và các gian hàng gãy đổ trên đường Nguyễn Khuyến, đường 19/5 - Ảnh: NGỌC AN

Hơn 300 học viên Học viện An ninh nhân dân phối hợp với lực lượng chức năng dọn dẹp cây xanh, biển quảng cáo và các gian hàng gãy đổ trên đường Nguyễn Khuyến, đường 19/5 - Ảnh: NGỌC AN

Vào lúc 11h20 dù có mưa lớn nhưng các lực lượng như bộ đội, dân quân tự vệ, công an đều hỗ trợ dọn dẹp, cắt tỉa cây cho người dân tại đường Lê Trọng Tấn ( quận Thanh Xuân, HN) - Ảnh: DANH KHANG

Vào lúc 11h20 dù có mưa lớn nhưng các lực lượng như bộ đội, dân quân tự vệ, công an đều hỗ trợ dọn dẹp, cắt tỉa cây cho người dân tại đường Lê Trọng Tấn ( quận Thanh Xuân, HN) - Ảnh: DANH KHANG